Một phụ nữ với hóa danh Annie kể với tờ báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) trong một câu chuyện đăng ở số báo ngày 17-3-2006 như sau:
“Một thành viên trong gia đình tôi tham gia hoạt động thu hoạch cơ quan tạng các học viên Pháp Luân Công. Điều này mang đến nỗi đau to lớn cho gia đình tôi.”
Bài phỏng vấn Annie dẫn đến những tranh luận rằng cô ấy nói có đúng sự thật hay không. Chính phủ Trung Quốc chối bỏ tất cả. Những người khác bắt đầu một vài điều tra sơ bộ dựa trên những gì Annie kể, và họ khẳng định rằng các học viên Pháp Luân Công đang là nạn nhân của nạn mổ cướp cơ quan tạng sống trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Pháp Luân Công là một bộ phương pháp tập luyện kèm theo một nền tảng tâm linh, môn tu luyện này đã bị cấm ở Trung Quốc vào năm 1999. Ai luyện tập sau năm 1999 thì sẽ bị bắt và bị yêu cầu phỉ báng môn tu luyện này. Ai làm theo yêu cầu này thì sẽ được thả. Ai từ chối thì sẽ bị tra tấn. Ai vẫn còn tiếp tục từ chối sau khi bị tra tấn thì sẽ mất tích.
Vậy điều gì xảy ra với những người mất tích đó? Annie và một số người khác khẳng định rằng họ bị thu hoạch tạng, và hoạt động cướp đoạt cơ quan tạng học viên Pháp Luân Công không cần đồng ý như vậy đang diễn ra ở hàng loạt địa điểm, theo một chính sách có hệ thống, với số lượng rất lớn.
Mổ lấy tạng là một bước trong quy trình cấy ghép tạng. Mục đích là để có được bộ phận cơ thể người phục vụ cho hoạt động cấy ghép. Phẫu thuật cấy ghép không bắt buộc phải diễn ra cùng chỗ với nơi diễn ra mổ lấy tạng. Hai địa điểm thông thường là khác nhau. Mổ lấy tạng tại một nơi, sau đó tạng người được chuyển đến một nơi khác để cấy ghép.
Cáo buộc còn đi xa hơn nữa, khi tuyên bố rằng hoạt động mổ lấy tạng này diễn ra ngay khi nạn nhân là học viên Pháp Luân Công đang còn sống. Học viên Pháp Luân Công chết trong lúc bị mổ lấy tạng, hoặc bị giết ngay sau đó. Như vậy, phẫu thuật này là một hình thức của hành vi sát nhân.
Cuối cùng, lời cáo buộc tuyên bố rằng, xác nạn nhân sẽ bị thiêu huỷ ngay sau đó. Sẽ không có tử thi để kiểm tra, cũng như dùng để xác minh nguồn gốc tạng của một ca cấy ghép.
Tháng 5-2006, Liên hiệp điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc (CIPFG) đề nghị chúng tôi điều tra về cáo buộc này. Nhận thức được tính nghiêm trọng của cáo buộc, đồng thời chúng tôi xưa nay vẫn cam kết cổ suý tôn trọng nhân quyền, nên chúng tôi nhận lời. Mặc dù tổ chức ấy đề xuất trả các chi phí cho chúng tôi, nhưng chúng tôi không bao giờ yêu cầu điều đó.
Đầu tiên, chúng tôi đưa ra các kết quả điều tra của mình trong một báo cáo được công bố vào tháng 7-2006. Phiên bản thứ hai của báo cáo này được công bố tháng 1-2007. Kết luận của chúng tôi là: Quả thực, các học viên Pháp Luân Công vô tội đã và đang bị giết hại để trích lấy cơ quan tạng của họ.
Cuốn sách này, trước hết trình bày kết quả điều tra của chúng tôi dưới hình thức bản báo cáo nói trên với cập nhật mới. Tiếp theo là kiến nghị rằng chúng tôi và những người khác nên hành động như thế nào sau những bằng chứng thu thập được[1]. Vì chúng tôi đều là những nhà hoạt động nhân quyền, chúng tôi không thể ngồi yên khi có kết luận rằng những người vô tội đang bị giết hại để lấy cơ quan tạng.
Cuốn sách này gồm hai phần. Phần đầu trình bày các bằng chứng thu thập được. Điều tra của chúng tôi không dừng lại ở phiên bản thứ nhất của báo cáo cũng như phiên bản thứ hai. Chúng tôi liên tục nhận được bằng chứng mới sau mỗi phiên bản báo cáo được công bố, không chỉ có thêm bằng chứng cùng loại với những gì mà chúng tôi đã có, mà còn cả bằng chứng loại hoàn toàn mới. Phần thứ hai trình bày những phản ứng mà chúng tôi nhận được đáp lại hai phiên bản báo cáo, và tiếp đó nêu lên ủng hộ mà chúng tôi cam kết nhằm chấm dứt nạn vi phạm nhân quyền như chúng tôi đã xác minh.
Lập luận ủng hộ và điều tra của chúng tôi đã góp phần củng cố lẫn nhau. Nhờ có lập luận ủng hộ của mình chúng tôi đã tiếp tục nhận được các bằng chứng mới. Và vì những bằng chứng mới đó đều nhằm thẳng một hướng, và hỗ trợ cho các kết luận của chúng tôi, cho nên các bằng chứng mới lại củng cố thêm cho lập luận ủng hộ của chúng tôi.
Luật pháp và thực tiễn đã thay đổi kể từ khi hai phiên bản báo cáo của chúng tôi được công bố, có lẽ phần nào là bởi chính bản báo cáo ấy[2]. Cuốn sách này cố gắng nhìn xét tình hình trong khi sự vụ đang diễn ra, không chỉ giải quyết câu hỏi liệu tội ác này đã xảy ra hay không, mà là còn là liệu nó có vẫn đang xảy ra hay không.
Ngày 06 tháng 07 năm 2006, sau một cuộc điều tra độc lập, ông David Kilgour và ông David Matas đã công bố một báo cáo dài 68 trang cho các phương tiện truyền thông ở Ottawa: Báo cáo về Cáo buộc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Báo cáo đề cập đến các tội ác của chế độ Trung Quốc là “Một phương thức tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này.”
Bản báo cáo đã được hiệu chỉnh và bản hiệu chỉnh được đăng vào đầu năm 2007.
Tháng 10-2009, hai tác giả đã cho xuất bản cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu, với nội dung:
- Trình bày kết quả điều tra độc lập về nạn mổ cướp tạng sau khi bổ xung một số chi tiết mới, chỉ ra rằng hiện đang có số lượng rất lớn nhưng không rõ là bao nhiêu các học viên Pháp Luân Công đang bị chính quyền ĐCSTQ biến thành đối tượng thu hoạch cơ quan tạng phục vụ cho ngành du lịch ghép tạng ở Trung Quốc.
- Trình bày và phân tích phản ứng của chính phủ ĐCSTQ trước vấn đề này. Trong đó kể đến vấn đề nổi cộm nhất là ĐCSTQ “tránh né” bằng cách đưa ra khái niệm “nhân quyền” ở Trung Quốc là nên theo phong cách riêng của Trung Quốc, từ đó ngăn cản những nỗ lực cải thiện vấn đề.
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối, và chỉ ra một số kiến nghị về một số việc cần triển khai.
- Trong những năm qua, ông Matas và ông Kilgour đã đến hơn 40 quốc gia và hơn 80 thành phố để vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ trong việc mổ cướp tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. Họ hy vọng chấm dứt tội ác này càng sớm càng tốt.
Mời các bạn đón đọc Thu Hoạch Đẫm Máu của hai tác giả David Matas & David Kilgour.
Leave a Reply