Tử Bình Chân Thuyên

Thẩm Hiếu Thiêm đỗ tiến sỹ năm thứ IV niên hiệu Càn Long, về sau làm quan địa phương. Ông xây dựng một hệ thống cách cục trong tứ trụ học, đến những năm cuối đời Thanh chiếm vị trị quan trọng trong giới mệnh học. Tử Bình chân thuyên là tác phẩm đầu tay của ông.

Tác phẩm lớn vô danh truyền tay giữa các quan hoạn

Tác giả Thẩm Hiếu Thiêm rất tâm đắc với Tử Bình pháp, Tử Bình chân thuyên mới đầu chỉ là một phần trong số bản thảo tâm đắc của ông, sơ thảo và không có tên sách. Do ông xuất thân là tiến sỹ, là nhân vật trong quan trường, đối tượng để ông đàm luận mệnh lý là các thái giám. Bản thảo này được truyền trong tay các thái giám, truyền đi truyền lại sau hơn 10 năm thì có một vị tên là Hồ Không Phổ làm mộ phủ nhìn thấy bản thảo này, cho rằng rất hay, do đó xuất bản sách này, đặt tên sách là Tử Bình chân thuyên, về sau tiếp tục tái bản nhiều lần. Năm 25 thời Dân quốc, Phương Trọng Thẩm và Từ Lạc Ngô lại điểu chỉnh các chương đồng thời xuất bản năm 1936, chính là Tử Bình chân thuyên bình chú hiện nay.

Bản sơ thảo ban đầu của Thẩm Hiếu Thiêm là 39 phần, về sau lại phân chia như “Luận về thiên quan” “Thiên quan thủ vận” gộp làm một, sau lại phân thành hai. Tử Bình chân thuyên xuất bản năm 20 thời Dân quốc là 44 phần, Phương Trọng Thẩm và Từ Lạc Ngô điều chỉnh thành 47 phần, bổ sung thêm so sánh sự khác biệt là thành 54 phần. Bổ sung rõ nét nhất là thiên can nghi kỵ trong Trích thiên tuỷ và luận về ngũ hành tứ thời.

One response to “Tử Bình Chân Thuyên”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *