Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư
La Hồng Tiên biên soạn – trọn bộ 4 quyển
Quách Ngọc Bội lược dịch
LỜI TỰA
Vẫn thường hỏi về cái lý huyền vi của mệnh, thế mà hiếm khi biết rõ chân thực tường tận về nó. Ta nói về công danh phú quý phải có số thì mới có và bền, tiến cử và từ bỏ quyết định việc ấy thì hỏi rằng con đường của học giả biết đâu mà lần. Tuân chỉ tới Hoa Sơn tìm hiểu.
Tổ sư Hi Di đắc đạo ở Tây Vực vậy! Bởi vì đỉnh núi thì cao, nên vái vọng để mà yết kiến. Sửa soạn trở lại mà gặp một vị đạo giả, năm tu cỡ độ hai mươi năm, phong thái lão thành, vì vậy mà dâng lễ, đội ơn mang sách ra mách bảo và trao cho tôi. Tôi hỏi thăm, nói:
Hi Di công – Tử Vi Đẩu Số tập. Ban đầu xem xét kỹ sự sắp xếp thứ bậc của Tinh – Thần, ngõ hầu không làm giảm cái lẽ thâm thúy ảo diệu của nó (QNB chú: nguyên văn hai chữ “áo yểu” nghĩa là ám chỉ sự thâm thúy sâu xa. Vốn xuất phát từ chữ “áo” nghĩa là góc Tây Bắc, chữ “yểu” nghĩa là góc Đông Nam, nên “áo yểu” dùng để ám chỉ cái chỗ “Trời khuyết ở Tây Bắc, còn Đất khuyết ở Đông Nam” – ấy là nói về cái đạo lý Vuông – Tròn mà vẫn còn có chỗ không toàn vẹn, thâm thúy chính là như vậy), phàm đọc cái sự luận của nó, luận thời phải có đạo lý; xem cái sự đoán của nó, đoán thời có cái ứng nghiệm như thần. Mặc dù dùng còn kém như ta đây mà quả là mảy may một chút cũng không sai.
Ngay sau đó, lại thở dài, bùi ngùi nói: Tạo Hóa vô cùng huyền mà lại minh, ví như đứng trước gương vậy, lẽ nào lại lòng lại không cảm thấy cái công năng của tạo hóa được ư? Tinh – Thần ở rất xa, mà chỉ thị vận số như nắm trong lòng bàn tay vậy, như thế chẳng phải chúng đều tàng trong tinh đẩu đó ru? Chỗ của Trời ấy là ở trên, chỗ của Đất ấy là ở dưới, mà Người nhỏ bé ở giữa vậy. Tiên sinh (QNB chú: chữ “tiên sinh” này là để ám chỉ Hi Di tiên sinh) thời lấy Thiên hợp với Nhân, Nhân hợp với Thiên, tức biến hóa của Tinh – Thần, để mà biết tốt xấu của nhân mệnh vậy. Đúng sai noi theo Thiên Nhân là một vậy. Ôi, mừng thay! Tiên sinh thực là cao nhân, thần nhân vậy.
Tháng Ba, Xuân năm Canh Tuất, thời Gia Tĩnh.
La Hồng Tiên.
Leave a Reply