Vinh Quang Vô Ích

“Một vinh quang vô ích” đã được NXB Văn học in chung năm 1998 cùng tác phẩm “Người thứ 41” của nhà văn Boris Lavrenyov. Vì trong Thư viện đã có ebook “Người thứ 41” rồi, nên hoi_ls chỉ chuyển sang ebook “Một vinh quang vô ích” để chia sẻ cùng các bạn.

***

Sẵn một lòng một dạ yêu vợ, anh cương quyết bỏ ra đi. Mấy hôm nay, E-ka-tê-ri-na đã cố tình lánh mặt chồng. Ma-la-khốp hiểu rõ chị lắm. Việc anh gặp gỡ Séc-nép hầu như đối với chị là một hành động không sao tha thứ được. Bằng lời nói, hay bằng những tiếng van xin cũng không thể sao tỏ rõ ra được cái sự thật duy nhất, xuất phát từ lòng yêu thương vợ, đã khiến anh lên gặp Séc-nép.




“Vĩnh biệt, Ka-ti-u-cha!

Anh đi đây, thà như thế lại còn hơn. Anh rất tiếc xa On-ga. Chắc chắn sẽ làm nó buồn phiền. Bọn con cái là chúng hay đau khổ khi cha mẹ lục đục với nhau. Chúng ta đã có những phút sung sướng, như thế lại càng làm cho anh đau khổ hơn nữa khi đi.

Vát-xi-li”




Ma-la-khốp đặt mảnh giấy trên bàn, chẹn dưới lọ mực của On-ga sợ gió bay đi mất. Anh còn dùng dằng mãi mới bước ra khỏi nhà. Rồi anh vội lấy va-li, bước ra không còn ngoảnh cổ lại nữa.

*

*     *




Khi dự xong hội nghị ở trạm máy kéo về tới nhà, E-ka-tê-ri-na đã thấy On-ga đang khóc. Nén lại, nó trao mảnh giấy cho mẹ. Nay em là một thiếu nữ có cặp mắt, trong vắt như mẹ. Em yêu chú dượng Vát-xi-li như một người bố đẻ. Từ ngày anh đến ở đây, anh không hề làm gì để em buồn lòng cả. Một sự việc chẳng đâu, anh cũng biết làm em sung sướng. Còn lâu mới đến đêm liên hoan ở Câu lạc bộ, Ma-la-khốp đã hứa dắt em đi coi và bảo em phải diện cho đẹp vào. Cả một tuần ròng, On-ga chờ đợi cái đêm vui đó. Bây giờ thế là hết.

Khi em còn nhỏ, không một ngày lẻ nào là anh không mua quà cho em. Em vẫn còn ngủ say, món quà đó đã đem đến để cạnh giường. Chỉ việc thức giấc dậy là đã nhìn thấy món quà đó. Thế là, nhảy ù xuống giường, còn mặc nguyên áo ngủ, em ôm chầm lấy chiếc cổ mập mạp của Vát-xi-a và reo lên, hoan hỉ. Ma-la-khốp cười như nắc nẻ, như bị gãi buồn. Trông thấy thế E-ka-tê-ri-na cũng bật cười.

Anh hét lên:




– Không phải chú, chạy ngay sang hôn mẹ đi!

– Cả mẹ nữa! – Thế là On-ga chạy sang chỗ mẹ.

Có thể nào những giờ phút hạnh phúc đó không còn trở lại nữa?




Chính anh là người đã dạy bảo em để em làm bài. Lúc nào anh cũng nhắc là em phải tự giải quyết lấy, không cần ai giúp đỡ. Bây giờ thì em đã mười bốn tuổi, đã học xong lớp bảy với điểm ngoại hạng. Chú Vát-xi-li đã từng khuyên: “Cần phải tiếp tục học tập nữa”. Thế mà lúc này chú đi mất rồi.

– Mẹ ơi, tại sao chú ấy lại đi, mẹ!

Có tiếng còi tàu từ ngoài sông Vôn-ga thét lên. E-ka-tê-ri-na vội chạy xả ra cửa sổ.




Trong khoảng trời mờ mờ xanh xanh, một con tàu trắng toát lướt qua một cách hiên ngang. Kìa, nó đã lấp đi đằng sau nhà thờ. Rồi nó lại xuất hiện, sáng rực. Nó lớn đần, lớn dần, ló ra khỏi nhà thờ, lướt xa một cách nhanh chóng, sau đó biến vào sau nhà sữa. Rồi nó lại hiện ra một lần nữa. E-ka-tê-ri-na cứ mải nhìn theo hút mãi, cho đến khi con tàu không còn thấy bóng đâu nữa. Mãi đến lúc ấy, mắt chị vẫn còn dõi nhìn. Biết đâu Vát-xi-a chả ở trong đó? Lần này là lần đầu tiên, đã từ lâu lắm, chị mới nghĩ đến anh, không thù hằn, như nghĩ đến một người thân cận nhất, đáng mến nhất. Đến đây chị mới cảm thấy rõ cả một sự thật ghê rợn: anh đã bỏ chị mà đi. Chị không bao giờ còn nhìn thấy mặt anh nữa. Anh ở đâu lúc này? Đất nước thì quá rộng lớn…

 

Mời các bạn đón đọc Vinh Quang Vô Ích của tác giả Sergey Voronin.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.