Nguyên tác : A Portrait Of The Artist As a Young Man (Chân dung chàng Nghệ sĩ)
Tác giả : James Joyce
Dịch giả : Nguyễn Thế Vinh
Thể loại : Tiểu thuyết Văn Học Nước Ngoài
Nhà xuất bản : Thế giới
Ngày xuất bản : 06/2005
Số trang : 320
Kích thước : 14 x 20,5 cm
Số quyển / 1 bộ : 1
Số ấn bản : 300 cuốn
Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ (Chân Dung Một Chàng Trai Trẻ) là câu chuyện kể về cuộc sống và môi trường xung quanh của Stephen Dedalus – một chàng trai trẻ người Ireland. Stephen Dedalus hiện lên là người tràn đầy sức mạnh của tuổi trẻ, nhân cách, sự thông minh, tâm hồn nhạy cảm một cách khác thường. Stephan Dedalus được sinh ra và lớn lên tại Ireland, chịu sự ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo, chính trị Ireland nhưng luôn gặp phải sự mẫu thuẫn giữa nghệ thuật và luân thường đạo lý. Chàng trai đã đặt ra rất nhiều câu hỏi, đứng lên chống lại những công ước Công giáo và sau đó quyết định rời Ireland lên đường sang châu Âu, bước chân ra thế giới để rèn giũa lương tâm và tâm hồn mình.
Điểm đặc biệt của tiểu thuyết này còn ở chỗ tác giả cũng chính là một người dân Ireland và tiểu thuyết được viết theo hình thức bán tự truyện.
Các tác phẩm chính khác của ông là tập truyện ngắn người Dublin (1914), các tiểu thuyết Bức họa người nghệ sĩ là thanh niên (1916) và Finnegans Wake (1939). J. Joyce còn là tác giả của các tập thơ Nhạc thính phòng (Chamber Music, 1907), Thơ một xu một bài (Poems Pennyeach, 1927), Colleted Poems, 1936. Dù số lượng không nhiều nhưng thơ của James Joyce có sự ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thơ Anh phái Hình tượng.
Có thể coi Joyce là một trong những nhà văn hàng đầu của lối viết “dòng ý thức” với bút pháp độc thoại nội tâm chân thật nhất trong văn học hiện đại. Chủ nghĩa hiện đại hay chính là James Joyce – không chấp nhận lối sáng tác giống các thể loại văn học truyền thống. Nhà văn phá bỏ hoặc tưởng tượng lại các cấu trúc đã được nhận thức và nỗ lực tạo ra chính xác những dòng suy nghĩ theo quy luật hàng ngày với những gì xảy ra. Trong bài viết của nhà nghiên cứu Paul Gray về James Joyce đăng trong tuyển tập 100 con người tạo nên thế kỷ XỬ do báo Time (the Time 100, ngày 6 tháng 8 năm 1998) bình chọn, ông cho rằng chính Ulysses đã mở đường và in dấu sâu đậm trong tác phẩm của nhiều nhà văn lớn của thế giới sau đó như William Faulkner, Albert Camus, Samuel Beckett, Saul Bellow, Gabriel Garcia Marquez và Toni Morrison. Các tác giả này, Paul Gray viết một cách châm biếm, không như Joyce, đều đoạt giải Nobel văn học.
James Joyce từng nói “Một trong những điều khi còn trẻ tôi không tài nào quen được là sự khác biệt tôi nhận thấy giữa cuộc sống và văn chương” (trích từ bài của Paul Gray). Joyce dường như đã dành cả sự nghiệp của mình để xóa bỏ sự khác biệt này, đồng thời cách mạng hóa cả nền văn chương thế kỷ XX. Cuộc sống trong tác phẩm của Joyce phần lớn là cuộc đời của chính ông.
Mặc dù phần lớn quãng đời trưởng thành của ông là ở nước ngoài, kinh nghiệm Ailen của Joyce vẫn rất tinh tế trong các bài viết của ông và nó cung cấp tất cả nền tảng cho tưởng tượng của ông và các vấn đề chủ thể nó. Không gian tưởng tượng trước tiên khởi điểm tại Dublin và phản ánh cuộc sống gia đình của ông và các sự kiện và bạn bè (và kẻ thù) từ những ngày ở trường phổ thông và trường đại học. Dù vậy, ông trở thành người chủ nghĩa toàn cầu nhất và là một trong số những người địa phương nhất của tất cả phạm vi tiếng Anh hiện đại.
Kinh nghiệm Ailen của Joyce tạo thành một phần tử tinh tế trong các tác phẩm của ông và cung cấp nền tảng cho trí tượng tượng của ông và rất nhiều các vấn đề chủ thể. Tập truyện ngắn trong ấn bản đầu tay Người Dublin đã tập trung phân tích sự đình trệ và sự tê liệt của xã hội Dublin. Các câu truyện kết hợp chặt chẽ The stories incorporate sự hiện thân, một từ được sử dụng riêng bởi Joyce, với ý nghĩa là ý thức bất chợt của “tâm hồn” một thứ gì đó. Câu truyện cuối cùng và nổi tiếng nhất trong tập truyện, “Cái chết”, được John Huston đạo diễn như là phim đặc trưng cuối cùng của ông vào năm1987.
Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ (Chân Dung Một Chàng Trai Trẻ) xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất , và xếp thứ 57 trong bảng xếp hạng do độc giả bình chọn
“Đọc các tác phẩm của Joyce đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?” là tên một cuộc thi dành cho học sinh năm cuối bậc phổ thông của thành phố New York do những người bạn Mỹ của James Joyce tổ chức năm 2005. Đây cũng là một trong những hoạt động dành cho lễ kỷ niệm Bloomsday năm 2005 vừa qua để tưởng nhớ James Joyce.
Đây là bài tiểu luận đạt giải nhất với tựa đề “Chân dung nghệ sĩ” của một học sinh có tên là Mara Wishingrad. eVăn đặt lại đầu đề.
Khi cố gắng lý giải sự hình thành của tài năng, nền văn hóa của chúng ta đã mang ra hình ảnh thần thoại Hy Lạp của Aphrodite1 , tượng trưng cho nữ thần của Tình yêu và Cái đẹp. Nếu như ai đó tin tưởng vào các phương tiện truyền thông đại chúng, họ sẽ cho rằng người nghệ sĩ, cũng giống như Aphrodite được tạo thành từ miếng bọt biển với một tài năng đã phát triển đầy đủ và chỉ cần có một cơ hội đúng thời điểm là có thể bộc lộ năng khiếu bẩm sinh sẵn có đó. Trái lại, James Joyce miêu tả sự phát triển và hình thành nên một người nghệ sĩ trong cuốn tiểu thuyết Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ (Chân Dung Một Chàng Trai Trẻ) và minh họa rằng ý thức của người nghệ sĩ phát triển theo thời gian và cần phải có rất nhiều năm để trưởng thành. Do đó, Joyce chọn một thần thoại khác để tượng trưng cho câu chuyện của mình, đặt tên người hùng của mình là Stephen Dedalus – cái tên được lấy từ một anh hùng trong thần thoại Hy Lạp – Daedulus2 , người đã khôn khéo sử dụng tài năng để tìm được tự do cho chính mình.
Trong Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ (Chân Dung Một Chàng Trai Trẻ), Joyce miêu tả một quan sát những bước phát triển trong trí óc của một nghệ sĩ bằng cách mô tả sự đấu tranh và phát triển nội tâm của một chàng trai trẻ, Stephen Dedalus. Thông qua kỹ thuật “dòng ý thức”, Joyce trực tiếp ghi lại những cảm xúc, suy tư, trăn trở của Stephen thay bằng mô tả thông qua quan điểm của một người khác.
Bằng cách sử dụng ngôn từ mà ngày càng trở nên lưu loát và trí tuệ khi Stephen trưởng thành, Joyce chỉ ra cách tư duy của Stephen phát triển khi cậu là một thanh niên đã chín hơn. Và kết quả là, người đọc cảm nhận rằng Joyce đang chia sẻ cuộc sống nội tâm của Stephen, hơn là chỉ quan sát anh ta từ bên ngoài.
Mặc dù hoàn cảnh sống xung quanh và các sự kiện xảy ra với cuộc đời của Stephen không có nhiều điểm chung với tôi, thế nhưng đời sống nội tâm của tôi và cậu ấy lại giống nhau đến bất ngờ. Cũng giống như Stephen, tôi luôn luôn cảm nhận rằng tôi nhìn nhận thế giới bên ngoài một chút khác biệt so với những người xung quanh.
Ngay từ khi tôi còn bé, đời sống nội tâm cũng như thế giới bên ngoài luôn luôn thực và quan trọng đối với tôi. Tất cả những gì cuốn hút tôi đều là những hoạt động dựa trên trí tưởng tượng của tôi hơn là các thử thách về sức mạnh hay hình thể. Trong lúc những người khác hài lòng và thích thú để trở thành những người tham gia tích cực và năng động, thì tôi lại thường xuyên đứng ở ngoại biên nghiên cứu họ và các sự việc diễn ra xung quanh tôi. Thông qua chân dung Stephen mà Joyce vẽ ra, tôi nhận ra rằng những gì làm tôi khác với mọi người là cái gì đó tôi nên chấp nhận chứ không phải cái gì đó tôi cần phải xa lánh.
Tuy nhiên, cũng không dễ dàng gì để tin vào bản thân mình khi lớn lên với một ý thức trong đầu rằng người nghệ sĩ được sinh ra vốn dĩ đã hình thành đầy đủ tài năng. Khi so sánh bản thân mình với những thần tượng văn học, những nỗ lực của tôi thường không đạt tới cái gì cả. Không ai chỉ cho tôi biết rằng những nhà văn tài năng đó không phải lúc nào cũng có những trang viết tuyệt vời. Không ai nói cho tôi biết rằng họ đã phải dành hàng giờ đồng hồ, nỗ lực viết, viết và viết lại nhằm tạo nên những câu chữ tưởng chừng như chỉ cần rất ít nỗ lực. Trong khi đó, có những ngày tôi cảm tưởng rằng mình không thể làm được một việc gì cả và thường xuyên tôi cảm thấy những mục đích của mình thật quá xa xôi. Tuy nhiên, hình ảnh sự phát triển của Stephen trong Chân Dung Chàng Nghệ Sĩ (Chân Dung Một Chàng Trai Trẻ) đã truyền cho tôi nguồn cảm hứng, đưa đến cho tôi một lựa chọn khác với vị thần Aphrodite.
Trong thần thoại Hy Lạp mà Joyce lựa chọn, người anh hùng Daedalus lại trái ngược với con trai của mình – Icarus. Daedalus, một bậc thầy lành nghề, tạo cho chính mình và con trai mình những đôi cánh để họ có thể bay và trốn thoát khỏi hòn đảo Crete nơi họ bị vua Minos giam trong ngục tù. Icarus, trẻ tuổi, nông nổi, cẩu thả, say sưa tự do tới quá mức tự chủ đến nỗi đã không nghe lời cha dặn rằng không được bay quá gần với mặt trời và kết quả là đã bị mặt trời thiêu cháy đôi cánh và chết đi. Không giống như Icarus, Stephen chuẩn bị trí tuệ, kinh nghiệm và tinh thần cho chính mình để cất cánh. Thông qua cả giáo dục chính thống và sự tự vấn nghiêm túc, Stephen đã có thể xây dựng cho mình một hệ thống niềm tin, đạo đức, và triết lý về mỹ học của riêng mình. Cậu đã phát triển và nhận ra mình là ai và mình muốn gì. Khi cuốn tiểu thuyết gần khép lại, có người cảm nhận rằng Stephen đã sẵn sàng rời bỏ mảnh đất an toàn của nhà trường, gia đình và tổ quốc để đề ra kế hoạch của chính mình như là một nghệ sĩ. Có người thì cho rằng Stephen đã đạt tới sự trưởng thành về mặt trí tuệ và óc thẩm mỹ qua sự giằng xé nội tâm, và rằng đó không phải là một con đường thẳng tắp mà là một con đường ở phía trước với rất nhiều khúc quanh và chướng ngại vật.
Hình ảnh Stephen phát triển để trở thành một nghệ sĩ dưới ngòi bút của James Joyce đã động viên tôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của chính mình. Bằng văn phong miêu tả đầy thuyết phục và hấp dẫn của Joyce, những cảm xúc, suy nghĩ của Stephen đã thay đổi lối tư duy để trở thành người nghệ sĩ và người sáng tạo cái đẹp trong tôi. Khi tôi tìm kiếm và tạo nên thần thoại của chính mình, ý thức của tôi chấp nhận một điều rằng chúng ta sinh ra không phải là nghệ sĩ mà chúng ta trở thành nghệ sĩ.
1 : Trong thần thoại Hy Lạp, Aphrodite là vị thần biểu tượng cho tình yêu và sắc đẹp.
2 : Trong thần thoại Hy Lạp, Daedalus bị vua Minos giam trong hòn đảo Crete. Nhưng bằng tài năng và trí thông minh, Daedalus đã tự tạo cho mình đôi cánh và thoát ra khỏi nhà tù đó.
Leave a Reply