Trong bóng đen khủng khiếp của các trại diệt chủng thời Đệ nhị Thế chiến, có một nhà công nghiệp Đức đã trở thành cứu tinh của người Do Thái. Oskar Schindler, con người ham lạc thú, kẻ còn lâu mới được coi là mẫu mực, cũng đồng thời là kẻ đã mạo hiểm cả mạng sống của mình để bảo vệ những đồng loại khác chủng tộc mà nếu không có ông thì hẳn đã kết thúc cuộc đời trong lò thiêu.
Danh sách của Schindler đã kể một câu chuyện có thật khác thường như vậy, một câu chuyện tự nó đã có thể làm người đọc choáng váng mà không cần đến một phương tiện văn chương cầu kỳ nào. Nó có thể làm ta khóc, như bộ phim kinh điển dựng từ chính nó của Steven Spielberg đã làm cho hàng triệu người khóc, nhưng trên hết nó làm ta hiểu hơn về những gì đã xảy ra, những sự kiện, những con số, những chân dung chi tiết hơn của cả nạn nhân, thủ phạm và người cứu nạn. Holocaust là một chương lịch sử kinh hoàng gần như nằm ngoài tưởng tượng của loài người tỉnh táo. Nhưng những câu chuyện như Bản danh sách của Schindler chính là tia hy vọng trấn an, rằng ngay cả trong hố sâu tuyệt vọng nhất của lịch sử vẫn luôn có một cá nhân nào đó nhận ra và dám làm điều đúng đắn, rằng nhân tính sẽ thắng dù cho có bị thử thách khốc liệt ra sao.
***
Review Trần Thông:
Trong “Danh sách của Schindler”, Thomas Keneally đã kể chi tiết về cuộc đời của một nhà tài phiệt người Đức tên là Sudeten, người thành lập một nhà máy sản xuất men ở thành phố Krakow của Ba Lan nhưng dường như nó đã bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Oskar Schindler là một người đàn ông có uy tín và có khả năng kinh doanh đáng nể trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng có một cuộc chiến khác nổ ra ở một nơi toàn cảnh đẹp như tranh vẽ ở Đông Âu -một cuộc chiến sẽ in hằn vết sẹo vào sâu trong lịch sử loài người: cuộc đàn áp người Do Thái. Schindler theo dõi những người Do Thái ở Krakow, mỗi người có câu chuyện của riêng mình, kể về những điều kiện chật chội của khu ổ chuột trong thành phố, bị cắt đứt khỏi cuộc sống và sau đó bị đuổi ra khỏi trại lao động đầy áp bức bóc lột dưới sự cai trị của chỉ huy tàn bạo, Amon Goeth.
Nhưng trong cái bóng của sự tham lam kiếm tiền của Schindler, anh ta thể hiện một sự từ bi và lòng nhân hậu đối với các nhân viên Do Thái của mình. Với sự giúp đỡ của một kế toán viên, đồng thời cũng là người bạn lâu năm tên là Itzhak Stern, Schindler đã lập ra một danh sách không bình thường. Bằng cách thêm tên các công nhân vào danh sách, Schindler khiến họ không còn bị hỗn loạn và tàn sát ở Plaszow, mà thay vào đó là thiên đường – nơi nhà máy của anh ta đang hoạt động. Bằng cách mua chuộc các quan chức bằng những đồng tiền đen bạc, Schindler “di chuyển ngầm” bên dưới vòng quay của chế độ chuyên chế gây ra khủng hoảng cho thành phố này và cuối cùng cứu được 1.200 đàn ông, phụ nữ và trẻ em Do Thái khỏi các buồng khí của Auschwitz và Gross-Rosen. Schindler Juden sống ở mọi nơi trên thế giới và đến năm 1993, Schindler đã cứu được 6.000 trẻ em và cháu của mình một cách hiệu quả. Oskar Schindler qua đời năm 1974 và, như Keneally viết, ông được thương tiếc trên toàn thế giới.
Việc câu chuyện này là có thật đã cho tôi rất nhiều niềm tin vào nhân loại. Tôi phải thừa nhận rằng cuốn sách này là tuyệt vời về mọi phương diện. Chủ đề được tiếp cận với sự nhạy cảm của tác giả khiến cho mọi câu văn trở nên cực kỳ dễ đọc. Câu chuyện không chỉ lướt qua sự tàn bạo của các sự kiện, như nhiều cuốn sách khác đã làm mà “Danh sách của Schindler” chính xác là một tiểu sử được tạo ra với cùng một kiểu tinh tế của một tác phẩm văn học. Oskar Schindler là một con người lang thang, một người nghiện rượu. Và mặc dù anh ta không bao giờ là một người chồng tốt với người vợ thẳng thắn của mình nhưng anh ta đã cứu sống 1.200 người. Thật đáng khâm phục.
***
Oskar Schindler sinh ra ở Sudetenland nói tiếng Đức. Khi còn trẻ, ông là một thành viên của Đảng Quốc xã và khi chiến tranh bắt đầu, ông đã thành lập một nhà máy ở Cracow để sản xuất hàng hóa cho Quân đội Đức. Ông nhanh chóng trở nên rất giàu có với tư cách là một trong những tầng lớp tinh hoa của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, ông và vợ Emilie trở nên kinh hoàng trước cách đối xử với người Do Thái và nhanh chóng bắt đầu thu xếp để bảo vệ những người lao động Do Thái của họ, chủ yếu bằng tiền của họ. Vào cuối cuộc chiến, họ đã cứu khoảng 1200 người Do Thái.
Trong bóng đen khủng khiếp của các trại diệt chủng thời Đệ nhị Thế chiến, có một nhà công nghiệp Đức đã trở thành cứu tinh của người Do Thái. Oskar Schindler, con người ham lạc thú, kẻ còn lâu mới được coi là mẫu mực, cũng đồng thời là kẻ đã mạo hiểm cả mạng sống của mình để bảo vệ những đồng loại khác chủng tộc mà nếu không có ông thì hẳn đã kết thúc cuộc đời trong lò thiêu.
Danh sách của Schindler đã kể một câu chuyện có thật khác thường như vậy, một câu chuyện tự nó đã có thể làm người đọc choáng váng mà không cần đến một phương tiện văn chương cầu kỳ nào. Nó có thể làm ta khóc, như bộ phim kinh điển dựng từ chính nó của Steven Spielberg đã làm cho hàng triệu người khóc, nhưng trên hết nó làm ta hiểu hơn về những gì đã xảy ra, những sự kiện, những con số, những chân dung chi tiết hơn của cả nạn nhân, thủ phạm và người cứu nạn. Holocaust là một chương lịch sử kinh hoàng gần như nằm ngoài tưởng tượng của loài người tỉnh táo. Nhưng những câu chuyện như Danh sách của Schindler chính là tia hy vọng trấn an, rằng ngay cả trong hố sâu tuyệt vọng nhất của lịch sử vẫn luôn có một cá nhân nào đó nhận ra và dám làm điều đúng đắn, rằng nhân tính sẽ thắng dù cho có bị thử thách khốc liệt ra sao.
***
Năm 1980 tôi vào một tiệm bán vali ở Beverly Hills, California hỏi giá cặp tài liệu. Chủ tiệm là Leopold Pfefferberg, một cựu tù sống sót của Schindler. Chính tại đây, dưới những giá đồ da nhập khẩu từ Ý của Pfefferberg, lần đầu tiên tôi được nghe về Oskar Schindler, gã lãng tử phong lưu người Đức, nhà đầu cơ, kẻ mê hoặc, biểu tượng của sự đối lập, và về nỗ lực của Oskar nhằm giải cứu một bộ phận của một chủng tộc bị tru di, trong những năm tháng về sau được biết tới qua cái tên chung là Holocaust.
Cuốn sách về cuộc đời oanh liệt của Oskar này trước hết dựa trên nội dung phỏng vấn năm mươi cựu tù ở bảy quốc gia – Australia, Israel, Tây Đức, Áo, Mỹ, Argentina và Brazil. Nó được làm phong phú thêm bằng một chuyến đi, được sự đồng hành của Leopold Pfefferberg, đến các địa điểm xuất hiện nổi bật trong sách: Cracow, nơi Oskar chọn làm quê hương; Płaszów, nơi đặt trại lao động khủng khiếp của Amon Goeth; phố Lipowa, Zablocie, nơi ngày nay nhà máy của Oskar còn đứng đó; Auschwitz-Birkenau, từ đây Oskar đã giải cứu đoàn tù nữ. Những câu chuyện còn căn cứ vào hồ sơ tư liệu và những thông tin khác từ một vài cộng sự thời chiến của Oskar mà tác giả còn có thể tiếp cận, cũng như đông đảo bạn bè thời bình của ông. Nhiều lời chứng chi tiết về Oskar, do các cựu tù Do Thái gửi tới Yad Vashem, Cơ quan Tưởng niệm các Anh hùng và bậc Tử vì đạo, giúp câu chuyện thêm phong phú hơn nữa. Bên cạnh đó là lời chứng bằng văn bản từ các nguồn riêng và bộ sưu tập giấy tờ, thư tín của Schindler, một số của Yad Vashem, số khác do bạn bè Oskar cung cấp.
Sử dụng chất liệu cùng thủ pháp tiểu thuyết để kể một câu chuyện có thật là lối đi quen thuộc của văn chương hiện đại. Đó cũng là con đường tôi lựa chọn ở đây – vì viết tiểu thuyết là kỹ năng duy nhất tôi nắm chắc, và các kỹ thuật tiểu thuyết có vẻ phù hợp với một nhân vật mơ hồ và có tầm vóc như Oskar. Dù vậy tôi vẫn cố gắng hạn chế hư cấu hoàn toàn, vì hư cấu sẽ xói mòn giá trị của câu chuyện, và cố gắng phân biệt hiện thực và những huyền thoại thường gắn liền với một con người tầm cỡ Oskar. Đôi khi tôi buộc phải tái tạo một cách hợp lý những đối thoại mà Oskar và các bên tham gia chỉ để lại ký lục hết sức vắn tắt. Song phần lớn các trao đổi và đối thoại, cùng mọi sự kiện, đều căn cứ theo hồi ức chi tiết của các Schindlerjuden (người Do Thái của Schindler), của bản thân Schindler, và nhiều người khác có cơ hội chứng kiến nghĩa cử phi thường của Oskar.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn ba cựu tù sống sót của Schindler – Leopold Pfefferberg, Thẩm phán Moshe Bejski tại Tòa án tối cao Israel, và Mieczyslaw Pemper – những người không chỉ gửi gắm cho tác giả ký ức của mình về Oskar, và cung cấp tài liệu góp phần vào sự chính xác của câu chuyện, mà còn đọc bản thảo đầu tiên và góp ý những điểm cần sửa chữa.
Nhiều người khác, từ các cựu tù cho đến đồng sự của Oskar thời hậu chiến, đã trả lời phỏng vấn và nhiệt tình đóng góp thông tin qua thư tín và tài liệu. Trong số đó có Frau(1) Emilie Schindler, bà Ludmila Pfefferberg, tiến sĩ Sophia Stern, bà Helen Horowitz, tiến sĩ Jonas Dresner, ông bà Henry và Mariana Rosner, ông Leopold Rosner, tiến sĩ Alex Rosner, tiến sĩ Idek Schindel, tiến sĩ Danuta Schindel, bà Regina Horowitz, bà Bronislawa Karakulska, ông Richard Horowitz, ông Shmuel Springmann, ông Jakob Sternberg quá cố, ông Jerzy Sternberg, ông bà Lewis Fagen, ông Henry Kinstlinger, bà Rebecca Bau, ông Edward Heuberger, ông bà M. Hirschfeld, ông bà Irving Glovin, và còn nhiều nữa. Tại thành phố quê tôi, ông bà E. Korn không chỉ chia sẻ hồi ức về Oskar mà còn là nguồn động viên thường trực. Tại Yad Vashem, tiến sĩ Josef Kermisz, tiến sĩ Shmuel Krakowski, Vera Prausnitz, Chana Abells, và Hadassah Mödlinger đã tạo điều kiện rộng rãi cho tôi tiếp cận hồ sơ nhân chứng về Schindler và các tư liệu phim, ảnh liên quan.
Sau cùng, tôi muốn tôn vinh nỗ lực của ông Martin Gosch nhằm đưa cái tên Oskar Schindler đến với thế giới, và bày tỏ lòng cảm ơn bà quả phụ Lucille Gaynes, về sự hợp tác với dự án này. Nhờ sự hỗ trợ của tất cả mọi người, câu chuyện phi thường của Oskar Schindler đã lần đầu tiên xuất hiện một cách trọn vẹn.
TOM KENEALLY
(1) Tiếng Đức: cô, bà, dùng cho người phụ nữ đã kết hôn.
Mời các bạn đón đọc Danh Sách Của Schindler của tác giả Thomas Keneally.
Chia sẻ ý kiến của bạn