Đường Về Nô Lệ
Đường Về Nô Lệ của F. A. Hayek, một trong những kinh tế gia và tư tưởng gia xuất sắc nhất của thế kỷ XX, có thể được xem như là cuốn “cẩm nang” hàng đầu để giải quyết những vấn nạn này cho xã hội Việt Nam hôm nay.
Những khó khăn mà người Việt Nam chúng ta đã trải nghiệm trong thời kỳ kế hoạch hoá đã được Hayek nhìn thấy trước từ cách đây hơn 60 năm khi ông cảnh báo những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra cho nước Anh nếu đất nước này áp dụng cơ chế hoạch định tập trung sau thế chiến II.
Khi phương tiện sản xuất bị quốc hữu hoá, và mọi thứ đều phải tuân theo những kế hoạch cứng nhắc do trung ương áp đặt xuống thì động lực sáng tạo của các cá nhân sẽ bị mai một và hậu quả tất yếu là nền kinh tế của quốc gia sẽ bị suy yếu, và bất mãn trong xã hội ngày càng tăng.
Những gì nền kinh tế Việt Nam phải trải qua trong giai đoạn áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước khi đổi mới, chẳng hạn khan hiếm lương thực thực phẩm – điều khó có thể tưởng tượng được một đất nước được xem là vựa lúa của thế giới, có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho những tiên đoán của Heyek trên khía cạnh này.
Sách hay khuyên đọc:
- Triết Học Hiện Sinh
- Triết Học Mỹ
- Kinh Dịch Trọn Bộ
Nhưng kinh tế không phải là lĩnh vực duy nhất là cơ chế kế hoạch hoá tập trung gây ra hệ quả xấu. Thực ra trong cuốn Đường về nô lệ, Hayek chỉ điểm qua các tác động thuần tuý kinh tế của cơ chế này.
Ông chỉ ra rằng trong cuộc sống không thể tách rời “động cơ kinh tế” ra khỏi các mục tiêu khác mà con người muốn hướng tới vì một khi chúng ta không có cơ hội đạt mục tiêu khác.
Khi cơ chế kế hoạch hoá tập trung ngăn cản các cá nhân quyền tự tìm kiếm thu nhập và sử dụng tài sản của mình cho những mục đích riêng tư tất dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt đạo đức, thái độ, lối sống và cách ứng xử của con người, mặc dù sự thay đổi này diễn ra từ từ và gần như không thể nhận ra được.
Leave a Reply