- Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam
- Góc nhìn sử Việt Cần Vương Lê Dung Mật Kháng Trịnh
- Góc Nhìn Sử Việt Ngô Vương Quyền
- Góc Nhìn Sử Việt: Bánh Xe Khứ Quốc
- Góc Nhìn Sử Việt: Lương Ngọc Quyến
- Góc Nhìn Sử Việt: Nguyễn Văn Vĩnh
- Góc Nhìn Sử Việt: Phan Đình Phùng
- Góc nhìn Sử Việt: Quang Trung
- Góc nhìn Sử Việt: Trần Hưng Đạo
- Góc nhìn Sử Việt: Vua Bà Triệu Ẩu
- Góc nhìn Sử Việt: Vua Hàm Nghi Sử ký Đại Nam Việt quốc triều
Tên ebook: Việt Hoa Bang Giao Sử (full prc, pdf, epub)
Tác giả: Huyền Quang – Xuân Khôi – Đạt Chí
Bộ sách: Góc nhìn sử Việt
Bìa sách Việt – Hoa bang giao sử |
Giới thiệu:
Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc , nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.
Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.
Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Di sản.
Bộ sách Góc nhìn sử Việt gồm có:
– eBook Việt – Hoa bang giao sử – Huyền Quang – Xuân Khôi – Đạt Chí: tải eBook
– eBook Cần Vương – Lê Duy Mật Kháng Trinh – Phan Trần Chúc: tải eBook
– eBook Trần Hưng Đạo – Hoàng Thúc Trâm: tải eBook
– eBook Quang Trung – Hoa Bằng: tải eBook
– eBook Lương Ngọc Quyến – Đào Trinh Nhất: tải eBook
– eBook Nữ tướng thời Trưng Vương – Nguyễn Khắc Xương: tải eBook
– eBook Cao Bá Quát – Trúc Khê: tải eBook
– eBook Lê Thái Tổ – Nguyễn Chánh Sắt: tải eBook
– eBook Nhà Tây Sơn – Tạ Quang Phát: tải eBook
– eBook Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký – Phan Chu Trinh: tải eBook
– eBook Thi tù tùng thoại – Huỳnh Thúc Kháng: tải eBook
– eBook Việt – Pháp bang giao sử lược – Phan Khoang: tải eBook
– eBook Việt – Hoa thông sứ sử lược: tải eBook
– eBook Bế Lãng Ngoạn, Lê Văn Hòe: tải eBook
– eBook Việt Nam ngoại giao sử – Ưng Trình: tải eBook
– eBook Sử ký Đại Nam Việt – Khuyết Danh: tải eBook
Cuốn sách Việt – Hoa bang giao sử là một trong những sản phẩm đầu tiên của dự án này.
Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 – 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử.
Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu “Nam chi chu, Bắc chi mã”. Thiết Trường liền viết chữ “mã” có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ “Bắc mã” là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.
Mời các bạn đón đọc.
Leave a Reply