“Những “An Nam du ký” của người Trung Quốc trong khoảng cuối nhà Minh đầu nhà Thanh thực ra thưa thớt không có bao nhiêu. Trừ tập Hoa di biến thái của Nhật Bản, ghi chép những báo cáo của bọn thương khách thông thương với Quảng Nam, chỉ có tập An Nam cung dịch kỷ sự của Chu Thuấn Thủy. An Nam kỷ du của Phan Đình Khuê. An Nam tạp ký của Lý Tiên Căn và Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán, mấy bộ ấy mà thôi.

Tựu trung, xét về phạm vi ký thuật rộng rãi, nội dung đầy đủ trách nhiệm và khá tin cậy, thì bộ Hải ngoại kỷ sự hơn xa các sách khác; do độ cao của giá trị sử liệu, khiến người ta có thể nhìn thấy một tia sáng về xã hội Hoa Kiều và dân Thổ trước Quảng Nam cuối thế kỷ XVII, đồng thời sách ấy cũng có thể bổ khuyết cho các bộ Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên…”

– GS. Trần Kinh Hòa

***

Bộ sách Góc Nhìn Sử Việt gồm có:

  • Quang Trung – Hoa Bằng
  • Trần Thủ Độ Danh Nhân Truyện Ký – Trúc Khê
  • Nhà Tây Sơn – Quách Tấn & Quách Giao
  • Nam Bộ Với Triều Nguyễn và Huế Xưa – Nguyễn Đắc Xuân
  • Tang Thương Ngẫu Lục – Phạm Đình Hổ & Nguyễn Án
  • Phan Thanh Giản – Nam Xuân Thọ
  • Lê Triều Lý Thị – Phạm Minh Kiên
  • Nguyễn Văn Vĩnh – Nhất Tâm
  • Bánh Xe Khứ Quốc – Phan Trần Chúc
  • Phan Đình Phùng – Đào Trinh Nhất
  • Lương Ngọc Quyến – Đào Trinh Nhất
  • Ngô Vương Quyền – Trần Thanh Mại
  • Vua Bà Triệu Ẩu – Nguyễn Tử Siêu
  • Việt – Hoa bang giao sử
  • Cần Vương – Lê Dung Mật Kháng Trịnh – Phan Trần Chúc
  • Vua Hàm Nghi – Sử ký Đại Nam Việt quốc triều
  • Trần Hưng Đạo – Hoàng Phúc Trâm
  • Hải Ngoại Kỷ Sự

***

Mùa xuân năm Giáp Tuất, (Khang Hy thứ 33, 1694), ta tính đi lên phương Bắc, vì có lệnh gọi của bề trên; tuyển lựa tôi tớ, sửa soạn hành lý, định đến đầu tháng Hai, ngày tốt, sẽ khởi hành. Kế phát đau bệnh dạ dày. Nhơn nghĩ, hiện nay xây cất nhà ở, gác kinh, công tác đương bề bộn; biên tập bộ Đăng đãi 100 quyển, hiệu đính chưa xong; hãy tạm lấy cớ đương đau, hoãn việc đi phương bắc. Thương lượng với các người đương sự, nhờ kiếm lời từ chối. Được tạm nghỉ, bèn đóng cửa tạ khách, vui thú quyển kinh câu kệ, hoặc tưới hoa trồng cây; hôm sớm tiêu dao, hầu tránh phong trần phiền não. Bước qua ngày mùng 4 tháng Tám, tri khách gõ cửa bảo có sứ nhơn nước Đại Việt đến. Mời vào ra mắt, sứ nhơn người tỉnh Mân (Phúc Kiến), tay nâng phong thư giấy vàng, rất kính cẩn lạy dâng lễ vật, các thứ vàng nam, sông hoa (hoa đằng, thứ mây song có hoa), lụa vàng, kỳ nam; đoạn quỳ gối thưa rằng: “Đại Việt quốc vương ngưỡng mộ lão hòa thượng đã lâu năm, ngày nay đốt hương xa lạy, dâng phong thư trước tòa Sư tử, cúi cầu Đạo giá lai lâm; nếu được nhận lời, là phước lớn cho hạ quốc vậy”. Hưng Liên tự Quả Hoằng, người nối dòng tu của ta, được quốc vương phong làm quốc sư, cũng có gởi kèm thư riêng. Kể từ Tiền vương (tức Nghĩa vương) có thư mời, đến nay cả thảy ba lần, mời đến ba lần tưởng cũng đã thành tâm lắm vậy. Ta nay chưa đi phương bắc, nhơn còn nhàn rỗi, sao chẳng rong chơi hải ngoại cho được mới mẻ tai mắt; hoặc giả sơn xuyên, phong thổ, nhơn vật, còn nhiều mới lạ ngoài sự nghe thấy tầm thường của ta chăng.

Cuối tháng Chạp, tuyên cáo hành trình với các nhà quan thân đương cục và bạn bè làng thơ. Kế đến ra Giêng, kẻ tiễn người đưa, kẻ biếu quà, người cho vật dụng, rồi thì, chúc lên đường mạnh giỏi, đưa thơ ca tặng hành, tấp nập từ sớm đến chiều chẳng lúc nào rảnh. Định đi lần thứ nhất, đình lại; qua lần thứ hai, cũng lại đình; lần lữa đến lần thứ ba mới quyết định. Đêm Thượng nguyên (15 tháng Giêng năm Ất Hợi, Khang Hy thứ 34, tức 27-2-1695 dương lịch) lên đò từ bến tây, đã có tàu biển chờ sẵn ở Hoàng Phố.


Mời các bạn đón đọc Hải Ngoại Kỷ Sự của tác giả Thích Đại Sán.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *