Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo Hoàng Hà và Trường Giang trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại Hoàng Hà. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là từ đời nhà Thương (khoảng 1700-1046 TCN), mặc dù một vài văn bản khác như Sử ký (khoảng 100 TCN) và Trúc thư kỷ niên khẳng định rằng triều đại nhà Hạ đã tồn tại trước nhà Thương. Một số phong tục văn hóa, văn học và triết học được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ nhà Chu.

Năm 221 TCN, được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một đế chế rộng lớn, với vị Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cai trị, đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Hoa. Vào thời kỳ này, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn lý trường thành để bảo vệ đất nước khỏi các tộc người phương Bắc. Ông cho thống nhất chữ viết, các đơn vị đo lường và tiền tệ.

Trải qua hơn 3.000 năm đế chế (khoảng 2000 TCN – 1912 SCN), văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể, gồm các phát minh vĩ đại như giấy, nghề in, la bàn… Trong thời gian này, có hai nền đế chế trên toàn Trung Quốc phụ thuộc vào các tộc người ngoại tộc, là người Mông Cổ lập nên nhà Nguyên và người Mãn Châu lập nên nhà Thanh.




***

5000 Năm Lịch Sử Trung Quốc là cuốn sách có tính phổ cập. Trong cuốn sách này, tác giả chọn lựa những nhân vật nổi tiếng đi kèm với các sự kiện quan trọng và dùng từ ngữ đơn giản để trình bày lại sự kiện lịch sử sao cho xác thực nhất. Tác giả cũng chú trọng đến việc vận dụng tư liệu lịch sử và phép biện chứng duy vật để phân tích và bình luận các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Việc này không những giúp bạn đọc hiểu được lịch sử dân tộc Trung Hoa từ thời Nghiêu – Thuấn – Vũ đến thời Minh – Thanh (trước cuộc chiến tranh á phiện) một cách tường tận, mà còn giúp bạn đọc bổ sung nhiều kiến thức về các lĩnh vực văn hóa, khoa học, xã hội…

Sách gồm các nội dung chính:




1. Hạ – Thương

– Cách mạng Thang Thương: Hạ triều tiêu vong

– Cuộc bạo động của Chu dân: Hình thành nền cộng hòa hành chính ở Trung Quốc




– “Tôn Tử binh pháp”: Di sản quý báu của khoa học quân sự Trung Quốc cổ đại

– Tuân Tử và “Thiên luận”: phát triển chủ nghĩa duy vật của Trung Quốc thời cổ đại

– v.v…




2. Chu – Tần – Hán – Ngụy

3. Tấn – Nam Bắc triều

4. Tùy – Đường – Ngũ đại




5. Liêu – Tống – Hạ – Kim

6. Nguyên – Minh – Thanh

***
Cao Doãn Trung Thực
Đại Phát Minh Gia Tổ Xung Chi
Phạm Chẩn Chống Mê Tín
Ngụy Hiếu Văn Đế Cải Cách Phong Tục
Bắc Ngụy Phân Liệt
Lương Vũ Đế Làm Hòa Thượng
Hầu Cảnh, Kẻ Phản Phúc
Trần Hậu Chủ Hưởng Lạc Mất Nước
Triệu Xước Làm Việc Theo Pháp Luật
Tùy Dạng Đế Chơi Giang Đô
Lý Mật Đọc Sách Trên Lưng Trâu
Quân Ngõa Cương Phá Kho, Chia Lương Thực
Lý Uyên Khởi Binh Ở Thái Nguyên
Lý Thế Dân Chiếm Đông Đô
Sự Biến Cửa Huyền Vũ
Ngụy Trưng Can Ngăn Thẳng Thắn
Lý Tịnh Tập Kích Âm Sơn
Hòa Thượng Huyền Trang Đi Lấy Kinh
Công Chúa Văn Thành Vào Thổ Phồn
Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên
Mời Ngài Vào Trong Chum
Địch Nhân Kiệt Phát Hiện Nhân Tài
Trương Duyệt Không Làm Chứng Gian
Diêu Sùng Diệt Châu Chấu
Lý Lâm Phủ Gian Ngoan, Hiểm Độc
Lý Bạch Coi Thường Quyền Quý
An Lộc Sơn Nổi Loạn
Nhan Quả Khanh Mắng Giặc
Binh Biến Ở Mã Ngôi
Trương Tuần Làm Người Cỏ Mượn Tên
Nam Tế Quân Mượn Quân
Lý Tiết Trở Về Núi
Lý Quang Bật Đại Phá Sử Tư Minh
Đỗ Phủ Viết Thi Sử
Đoàn Tú Thực Không Sợ Cường Bạo
Quách Tử Nghi Một Mình Một Ngựa Đuổi Quân Hồi Hột
 

Mời các bạn đón đọc Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 2 của tác giả Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.