Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo Hoàng Hà và Trường Giang trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại Hoàng Hà. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là từ đời nhà Thương (khoảng 1700-1046 TCN), mặc dù một vài văn bản khác như Sử ký (khoảng 100 TCN) và Trúc thư kỷ niên khẳng định rằng triều đại nhà Hạ đã tồn tại trước nhà Thương. Một số phong tục văn hóa, văn học và triết học được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ nhà Chu.

Năm 221 TCN, được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một đế chế rộng lớn, với vị Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cai trị, đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Hoa. Vào thời kỳ này, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn lý trường thành để bảo vệ đất nước khỏi các tộc người phương Bắc. Ông cho thống nhất chữ viết, các đơn vị đo lường và tiền tệ.

Trải qua hơn 3.000 năm đế chế (khoảng 2000 TCN – 1912 SCN), văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể, gồm các phát minh vĩ đại như giấy, nghề in, la bàn… Trong thời gian này, có hai nền đế chế trên toàn Trung Quốc phụ thuộc vào các tộc người ngoại tộc, là người Mông Cổ lập nên nhà Nguyên và người Mãn Châu lập nên nhà Thanh.




***

5000 Năm Lịch Sử Trung Quốc là cuốn sách có tính phổ cập. Trong cuốn sách này, tác giả chọn lựa những nhân vật nổi tiếng đi kèm với các sự kiện quan trọng và dùng từ ngữ đơn giản để trình bày lại sự kiện lịch sử sao cho xác thực nhất. Tác giả cũng chú trọng đến việc vận dụng tư liệu lịch sử và phép biện chứng duy vật để phân tích và bình luận các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Việc này không những giúp bạn đọc hiểu được lịch sử dân tộc Trung Hoa từ thời Nghiêu – Thuấn – Vũ đến thời Minh – Thanh (trước cuộc chiến tranh á phiện) một cách tường tận, mà còn giúp bạn đọc bổ sung nhiều kiến thức về các lĩnh vực văn hóa, khoa học, xã hội…

Sách gồm các nội dung chính:




1. Hạ – Thương

– Cách mạng Thang Thương: Hạ triều tiêu vong

– Cuộc bạo động của Chu dân: Hình thành nền cộng hòa hành chính ở Trung Quốc




– “Tôn Tử binh pháp”: Di sản quý báu của khoa học quân sự Trung Quốc cổ đại

– Tuân Tử và “Thiên luận”: phát triển chủ nghĩa duy vật của Trung Quốc thời cổ đại

– v.v…




2. Chu – Tần – Hán – Ngụy

3. Tấn – Nam Bắc triều

4. Tùy – Đường – Ngũ đại




5. Liêu – Tống – Hạ – Kim

6. Nguyên – Minh – Thanh

***
Nhan Chân Khanh Kiên Cường Bất Khuất
Hồn Châm Và Lý Thạnh
Người Đánh Cờ Giỏi Trong Đông Cung
Lưu Vũ Tích Thăm Huyền Đô Quán
Bạch Cư Dị Tới Trường An
Lý Sóc Hạ Thái Châu Trong Đêm Tuyết Xuống
Hàn Dũ Phản Đối Việc Rước Xương Phật
Sự Kiện Cam Lộ
Vụ Tranh Chấp Bè Phái
Xung Thiên Đại Tướng Quân Hoàng Sào
Ngày Tàn Của Triều Đường
“Hải Long Vương” Tiền Lưu
Con Hát Làm Quan
“Hoàng Đế Con” Thạch Kính Đường
Chu Thế Tông Gạt Bỏ Phùng Đạo
Người Được Khoác Hoàng Bào
Chén Rượu Tước Binh Quyền
Lý Hậu Chủ Mất Nước
Triệu Phổ Nhận Lễ Vật
Dương Vô Địch
Vương Tiểu Ba Khởi Nghĩa
Khấu Chuẩn Chống Liêu
Nguyên Hạo Xây Dựng Tây Hạ
Địch Thanh Không Sợ Xuất Thân Hèn Kém
Phạm Trọng Yên Cải Cách Chính Trị
Âu Dương Tu Cải Cách Văn Phong
Bao Chửng Mặt Sắt Vô Tư
Vương An Thạch Biến Pháp
Thẩm Quát Nghiên Cứu Khoa Học
Tư Mã Quang Viết “Thông Giám”
Tô Đông Pha Chơi Xích Bích
Mạng Lưới Vận Chuyển Đá, Hoa
Phương Lạp Khởi Nghĩa
A Cốt Đả Trong Bữa Tiệc Cá Đầu Năm
Lý Cương Giữ Đông Kinh
Hoạt Động Thỉnh Nguyện Của Thái Học Sinh
Hai Hoàng Đế Làm Tù Binh
Tông Trạch Ba Lần Hô “Vượt Sông”
Nữ Từ Nhân Lý Thanh Chiếu
Hàn Thế Trung Đánh Chặn Quân Kim
Nhạc Gia Quân Đại Phá Ngột Truật
Tên Giặc Bán Nước Tần Cối
Nhạc Phi Bị Vu Cáo, Hãm Hại
Chung Tương, Dương Yêu Khởi Nghĩa
Thư Sinh Ngu Doãn Văn Đánh Lui Địch
Tân Khí Tật Bắt Sống Kẻ Phản Bội
Bài Thơ Lúc Lâm Chung Của Lục Du
Thành Cát Tư Hãn Thống Nhất Mông Cổ
Giả Tự Đạo Làm Hại Nước
Văn Thiên Tường Khởi Binh
 

Mời các bạn đón đọc Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 3 của tác giả Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *