Trận chiến đẫm máu nhứt trong lịch sử Âu-Châu đã xẩy ra trong khoảng thời gian từ tháng bảy 1944 đến tháng năm 1945. Nhiều triệu người đã lăn xả vào những trận đánh khủng khiếp chưa từng thấy với những phương tiện giết người và tàn phá hoàn toàn vượt hẳn các loại khí giới thời 1914-1918. Trung tâm Đại lục Âu-châu đã trở thành một biển lửa.

Tôi nghĩ rằng để kể lại, nói khác hơn, để trình bày tấn thẳm kịch ấy từ bản vị của nó, tôi phải đặt mình vào trung tâm của cuộc chiến, nghĩa là ngay trên lãnh thổ Đức quốc. Chỉ từ đó, chủng ta mới có thể nhìn thấy rõ hai cuộc tiến quân từ hai phía Đông và Tây, và hành vi mạc vận cuối cùng đã xảy ra không đâu khác hơn là ở Bá-Linh.

Tôi đã thường hướng mục tiêu nghiên cứu về phía Đông cũng như về phía Tây đẻ có một cái nhìn chính xác trên những giai đoạn bi thảm và ý nhị nhứt của cuộc chiến ở Âu châu. Tôi không hề chủ trương, chỉ trong một quyển sách đề cập đến tầt cả mọi việc. Tôi chỉ hy vọng không bỏ quên một điều chủ yếu nào.

Đã có một rừng tài liệu về Đệ nhị Thế chiến tại Âu Châu của hai phe : Đồng minh và Đức quốc xã. Văn khố của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Lục quân Đức đã được chiếm nguyên vẹn tại Flensburg. Đang khi tiến quân và sau đó các cơ quan tình báo của các Quân đội đồng minh đã sưu tầm, lượm lặt và sắp xếp một cách có phương pháp vô số tài liệu quân sự cũng như dân sự : mệnh lệnh, báo cáo, tờ trình, thư từ cá nhân, đồng thời đã thẩm vấn hàng ngàn người Đức. Hồ sơ của Tòa án Nuremberg với những khẩu cung cùng phụ bản của chúng cầu thành một nguồn tham khảo vô tận. Nhiều chuyên gia Pháp và ngoại quốc, nhứt là đoàn Historical Division của Hoa kỳ đã thiết dựng lại những biến cố đã xảy ra ở phương Đông, bằng vào, những thông báo của Bộ Tham mưu Sô viết, đủ loại sách báo Nga, những cuộc tiếp xúc vói các chiến binh Đức, ở Hung gia lợi, Lỗ ma ni chạy lui về phương Tây, hoặc được giải thoát, hay trốn thoát sau khi bị giam cầm. Nhiều tác phẩm của nhiều Sử-gia đáng tin cậy, đề cập đến những khu vực và cục diện khác nhau của trận chiến Âu-châu đã được xuất bản.

Tôi đã tìm chất liệu của câu chuyện kể lại trong các trang sau đây bằng cách nghiên cứu, đối chiếu các tài liệu và tác phẩm đó. đích thân phỏng vấn riêng từng cá nhân nhiều người còn sống sót. Điều cần nói là, ở đây không có một chi tiết, một sự việc nào được bịa đặt ra, được tiểu thuyết, hóa; tại sao tôi lại phải cố làm như vậy khi mà các thực tại lịch sử luôn luôn phơi bầy trước mắt tôi những biến cố về những chi tiết ý nhị hơn và thê thảm hơn tất cả những gì mà tôi có thể tưởng tượng ra ?

***

Ngày 19 tháng tư 1945, vị Tướng Đức tư lệnh Đạo binh Thiết kỵ thứ III nhận được một cú điện thoại của viên chỉ huy trưởng các lực lượng đang bảo vệ các đống đổ nát của cây cầu xa lộ, ở phía Nam Stettin :

“Quân Nga càng lúc càng xôn xao phía bên kia Sông Oder. Bây giờ chúng đang ở trên một hòn đảo quanh nhịp thứ nhứt của cây cầu sập. Chúng không ngớt đem súng đại bác vào đấy nhờ vào các cây cầu nổi và các chiếc bè. Một cuộc tấn công chắc chắn sẽ được phát động trong nay mai. Xin Đại tướng tăng viện cho tôi.”

– Trong lúc nầy, không có vấn đề gởi viện binh cho ông, vị tướng trả lời. Chúng ta sẽ xét xem nên làm gì nếu quân Nga tấn công ông. Sứ mệnh của ông là phải cố giữ bờ sông bên trái với các lực lượng mà ông hiện có. Với bất cứ mọi giá, không được để cho quàn Nga tràn qua. Ồng phải chịu trách nhiệm trên mạng sống của ông. Tiếp tục trình cho tỏi biết tình hình.

Vị tướng lãnh để ống nói xuống, vừa nhún vai : “Ông chịu trách nhiệm trên mạng sống của ông”, bây giờ câu ấy được lập đi lập lại trong hầu hết các thông báo mà ông gửi cho các thuộc cấp. Ông lập nó lại y theo lịnh trên, cố gắng thốt nó ra với sự xác tín, mặc dù ông xét thấy nó phi lý. Và ông biết quá rõ rằng, dù gì xảy ra đi chăng nữa, ông cũng sẽ không bao giờ gửi quân tăng viện đến một nơi nào nữa. Từ ba ngày nay, quân Nga đã tấn công với những phương tiện phi thường từ những vùng đầu cầu mà họ đã chiếm được ở phía Tày con sông Oder và con sông Neisse. Bom và đạn pháo kích đã đập tan các công sự phòng thủ kiên cố đã được thiết lập trong mùa Đông. Trở ngại lớn lao nhứt cho bước tiến của Nga sô gồm vùng địa thế hiểm trở giữa sông Oder và Bá linh — nhiều cánh rừng, nhiều đầm lầy — và các khí cụ bị phá hủy, các nhà cửa đổ nát và các đoàn người tị nạn làm nghẽn các con đường.

Các lực lượng phòng giữ móng cây cầu sập ở phía Nam Stettin, khoảng một ngàn người, gồm đám “thanh niên Hitler” và các cảnh sát viên vừa bị động viên cách đẩy vài ngày. Họ ẩn nấp trong các đống đổ nát của một ngôi làng, với vài tiền đồn nhỏ rải rác xung quanh trên các đụn cát. Để tiết kiệm đạn dược, họ chỉ được lịnh bắn khi thấy địch tìm cách vượt qua bờ sông phía Tây.

Mời các bạn đón đọc Những Trận Đánh Lịch Sử Của Hitler của tác giả Georges Blond.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.