Với nhiều tình tiết hấp dẫn, “Putin – Logic của quyền lực” hé lộ phần nào thế giới của Putin và vén bức màn bí ẩn về những mưu mô chính trị, những cuộc đụng độ không khoan nhượng trong xã hội Nga.
“Putin – Logic của quyền lực” là cuốn sách của tác giả Hubert Seipel, một nhà báo, nhà làm phim lão làng của Đức – từng gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí bị đồng nghiệp của tác giả xé bỏ – đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.
Cuốn sách gồm 21 chương với gần 400 trang sách, sẽ góp thêm một tiếng nói và cái nhìn về Tổng thống Nga Putin và về nước Nga.
Oliver Stone, đạo diễn người Mỹ, tác giả của bộ phim tài liệu “Phỏng vấn Putin” cho biết: “Nếu nước Mỹ coi Putin là kẻ thù, kẻ thù lớn, tôi nghĩ việc lắng nghe xem ông ta nói gì là điều rất quan trọng. Hãy lắng nghe, hãy đọc và hãy mở cửa bước vào thế giới của ông.”
Để có thể hoàn thành tác phẩm này, tác giả Seipel đã tiếp cận Tổng thống Putin trong vai trò một nhà làm phim từ năm 2010, để rồi suốt 5 năm sau đó, ông đã có hơn 20 buổi phỏng vấn chuyên sâu, tháp tùng Putin trên hàng chục chuyến đi cả trong và ngoài nước để lấy thông tin.
Đây là một đặc quyền hiếm hoi bởi Putin thường không gần gũi với bất kỳ nhà báo phương Tây nào.
Từ những cuộc phỏng vấn này, Hubert Seipel dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của Putin, về mối quan hệ giữa quan điểm thật sự của nhà lãnh đạo Nga với những lợi ích cạnh tranh.
Bằng ngòi bút sâu sắc, Hubert Seipel phác họa chân dung người có ảnh hưởng lớn với nước Nga rất rõ nét.
Vladimir Putin tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg năm 1975. Những giai đoạn trong cuộc đời ông trùng khớp với những thời khắc bước ngoặc của lịch sử Nga.
Năm 1985, ông khởi đầu sự nghiệp của mình trong vai trò của một nhân viên tình báo đối ngoại của Liên Xô ở Đức.
Sau khi kết thúc thời hạn công tác, ông trở lại quê nhà ở thành phố Saint Petersburg, trở về đời sống dân sự bằng cách làm phó cho Thị trưởng Anatoli Sobchak.
Năm 1996, ông chuyển đến Moskva, trở thành Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga. Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng và một năm sau, ông nhận chức Tổng thống nước Nga.
Trong những năm 1990, nước Nga bị cướp đoạt bởi trò tư hữu hóa ăn cướp với tên gọi “đấu giá thế chấp” – một trò vô thưởng vô phạt của các nhà tài phiệt.
Từ một con người kín đáo, ít nói và được việc, Putin lên nắm chính quyền trong một vị thế khiêm tốn và phải đối mặt với không ít khó khăn từ những âm mưu lật đổ, những công kích cá nhân, kinh tế sa sút, nạn tham nhũng lên đến đỉnh điểm và cả sự chia rẽ dân tộc.
Kẻ thù của Putin không ít, nhưng trong cuốn sách, Hubert Seipel đề cập đến sự đối đầu của ông với hai nhân vật tiêu biểu: Berezovsky, người được mệnh danh là kẻ tạo ra vua, là “nóc nhà” chính trị của không ít tỷ phú và Mikhai Khodorkovsky, chủ Tập đoàn Dầu khí Yukos và là một trong những người giàu nhất thế giới trong những năm đầu thế kỷ.
Ông nghiên cứu chính trị, lịch sử tại Đại học Marburg và Khoa học Chính trị tại Trường Kinh tế London, làm việc cho Đài phát thanh Hess (Hessischer Rundfunk) và là phóng viên nước ngoài cho các báo Đức Stern và Spiegel.
Ông có cơ hội tiếp xúc với V. Putin từ năm 2010, khi làm bộ puim tài liệu “Tôi, Putin. Chân dung” cho hãng ADR. Sau bộ phim đó, ông trở thành nhà báo phương Tây duy nhất được tiếp cận với Putin một cách gần gũi nhất.
Mời các bạn đón đọc Putin: Logic của Quyền Lực của tác giả Hubert Seipel.
Chia sẻ ý kiến của bạn