Dân-tộc Việt-nam phát tích từ thượng-cổ ở miền Thiệu-hưng, phía bắc sông Triết-giang bên Tàu, gọi là giống « Việt » cũng gọi là Âu-Việt hay là Lạc-Việt tùy theo từng chi, do dòng Doãn-Thường, Câu-Tiễn truyền ngôi làm vua.
Về đời nhà Chu, cuối thế kỷ thứ IX trước Gia-tô, nước Sở ở khoảng Hồ-nam Hồ-bắc đem quân sang phục được miền Thiệu-hưng gọi là đất « Dương-Việt » 1, (vì là đất của giống « Việt » mà ở về phương mặt giời mọc).
Vua nước Sở là Đế-Minh, cháu ba đời vua Viêm-đế tục gọi Thần-Nông, phong hầu cho con thứ là Lộc-Tục ra giữ đất Dương-việt, gồm thêm đất Kinh-châu của Sở.
Lộc-Tục lấy chữ đầu của hai tên đất Kinh-châu và Dương-việt mà đặt hiệu là « Kinh-Dương Hầu ».
Lộc-Tục thấy Dương-việt đất rộng người thưa, bèn di dân từ Kinh-châu qua Dương-việt, tổ-chức một Xã-hội Phong-kiến 2, khuyên dân phá rừng vỡ ruộng. Chả bao lâu Dương-việt trở nên cường-thịnh. Rồi nhân có sự hiềm-khích giữa Sở cùng Việt, Lộc-Tục không chịu phụ thuộc vào Sở nữa, tách Lương-việt ra làm một nước độc-lập, gọi là Xích-Qủy, tự xưng Kinh-Dương-Vương.
Kinh-Dương-Vương lấy con gái Động-đình-Quân là Long-Thần, tức Long-thượng-Ngàn, họ Hồng-Bàng sinh ra Sùng-Lãm, lên nối ngôi làm vua, tức Lạc-Long-Quân 3, mở ra đời Hùng-Vương ở nước Văn-Lang.
Mời các bạn đón đọc Lịch sử Việt Nam: Từ Hồng Bàng đến hậu Trần của tác giả Phan Xuân Hòa.
Chia sẻ ý kiến của bạn