Phật là gì – Osho

Một học tăng hỏi: “Phật là gì?”

Thiền sư Triệu Châu trả lời: “Phật là Phật”.

Vị tăng: “Thế nào là Đạo?”




Triệu Châu: “Đạo là Đạo.”

Vị tăng: “Thế còn Thiền?”

Triệu Châu: “Thiền là Thiền.”

Chân lý không thể được nói ra bằng lời, thế nhưng ta cũng không thể im lặng về nó. Chân lý không thể nói ra vì lời nói tự nó không đầy đủ. Bạn cũng không thể im lặng về nó, vì im lặng tự nó cũng không đầy đủ. Lời nói là vọng động, đúng vậy, bởi vì chúng chỉ tạo ra những khua động huyên náo mà chẳng nói lên được điều gì. Im lặng chỉ là sự vắng mặt tiếng động, thế nhưng nếu mặt tích cực của tiếng động đã không nói lên được điều gì thì mặt tiêu cực của nó –im lặng- làm sao có thể nói lên cái gì được? Nếu mặt tích cực đã bất lực thì mặt tiêu cực làm sao lại có đủ khả năng?

Cái khía cạnh thứ hai này cần phải được hiểu một cách thấu đáo, bởi vì đã có không biết bao nhiêu trường phái, bao nhiêu triết gia cho rằng chân lý không thể được nói ra và họ chọn sự im lặng. Thế nhưng im lặng cũng chẳng nói lên được điều gì. Im lặng chỉ có thể cho thấy một điều rằng, ngôn ngữ không đầy đủ, vậy thôi. Và im lặng cũng thế. Thế nhưng đôi khi nó lại tạo ra nguy hiểm: Im lặng có thể là sự ngu dốt hoàn toàn. Phải cần đến rất nhiều ngôn từ mới có thể tạora được một kẻ nguy hiểm –một con vẹt lặp lại sách vở, một nhà học giả, một vị giáo sư chẳng hạn. Tuy nhiên im lặng lại có thể tạo ra nhiều tên đại bịp. Không thiếu gì ững người tịnh khẩu, chẳng hề nói năng gì cả và thiên hạ cứ lầm tưởng rằng y ta đã chứng ngộ rồi, vì y ta im lặng. Một lần –lâu lắm rồi- có một anh chàng tìm đến tôi và tự xưng là “Baba Muktananda ramhansa”. Tôi hỏi y ta vài điều căn bản và y hoàn toàn im lặng, cứ như một ông thánh, đã chứng ngộ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *