Triết học thế kỷ 20

Quyen sách này mong muốn mang lại những chật liệu và công cụ đế suy tư về một thế k.ỷ đầy ắp n h ư g biến áổi bất ngờ, tái ph.ối tri những kinh tuyến và vĩ tuyến để thử định vị các tọa độ của nhtog cảnh giới tiih thần cUa chUng ta và vạch ra những hành trình mà dọc theo dó, triết học dã gặp gỡ những kiến thức lớn ]ao của, thơi dại. Khi nắm bắt những tư tưởng trong tiơ’n trinh vận dộng, nguừi ta sẽ nhận ra rõ hơn những tiiíh hoa của diễn từ triết học, dược khảo sát từ các suối nguồn chinh. Thay vì hai kiểu mẫu thông dụng nhất la kiểu trinh bày tuyến tinh giới thiệu những chuỗi ý kihn dược nối kết bởi sợi chỉ mong manh của thời gian . và kiểu mồ ta, bên ngoài mọi khung cảnh, nhưig hệ thống dược thu gọn và tách rời (dược giả định là có một tồn tại độc lập và phi thơi), chUng tôi thícli kiểu tự sự hơn: trinh bày những phân cảnh lý thuyết dưtợc chia thành nhữỉig phílc thảo khái niệm trong dó dan xen và dối chứng những lập luận mong muô’n gỉải minh các vân đề trọng đại, nhưng cUng thiết thân dối với chúng ta.

ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH

Triết lý đi về đâu, ở ngưỡng cửa của thê kỷ XXI? Triết lý đã kinh qua cuộc hành trình như thế nào trong suốt thê kỷ hai mươi, một thê kỷ phong phú và sôi động với nliững cuộc phiêu lưư lớn của tinh thần, không chỉ giới hạn trong cõi tịch nhiên của chữ nghĩa và của tư duy ti٠ừu tượng mà nhiều khi còn hóa thân vào những cuộc đấu tranh khốc liệt?

Quyển sách này như tác giả Remo Bodei giải trình trong Lời nói đầu “mong muôn mang lại những chất liệu và công cụ để suy tư về một thế kỷ đầy ắp những biến đổi bất ngờ, tái phôi trí những kinh tuyến và vĩ tuyến để thử định vị các tọa độ của những cảnh giới tinh thần của chúng ta và vạch ra những hành trình mà dọc theo đó triết học đã gặp gỡ những kiến thức lớn lao của thời đại. Khi nắm bắt những tư tưởng trong tiến trình vận động, người ta sẽ nhận ra rõ hơn những tinh hoa của diễn từ triết học, được khảo sát từ các suôi nguồn chính”.




Và thế kỷ hai mươi vừa mới trôi qua hay đã vĩnh viễn trôi qua? Đấy không phải là một câu hỏi theo kiểu lạm dụng mỹ từ pháp, mà là một cách đặt vấn đề khơi mở suy tư, nhất là trong lãnh vực triết học. Câu hỏi đó thúc giục người ta xem xét lại thế kỷ này đã tiếp thu như thế nào những thành quả tư tưởng từ bao thê kỷ trước, đã sáng tạo nên những gì đáng kể và đế lại những di sản tinh thần nào cho thế kỷ đang tới.

Thê kỷ hai mươi đã từng quay cuồng qua bao điên đảo vọng tưởng và cũng đã từng nhìn ra những sự thật thâm nghiêm. Nó đã có những bước Idiởi đẩu đầy hứa hẹn. Và ngay cả, giữa những năm 1880 đến 1914, nó còn đem lại những lý do nghiêm túc để lạc quan.

Châu Âu đã chẳng trải qua, trong ba mươi năm trước Đệ nhất Thế chiến, một thời hoàng kim đó sao? Nhờ vào nhũ٠ng tiến bộ của công nghệ, của V học và của giáo dục, nó tưởng như đang nghe vang khúc khải hoàn của những tư tưởng thời Khai sáng. Và cuối cùng, được dẫn đầu bởi nhóm tiền phong gồm những người sáng tạo, nó bước vào một kỷ nguyên mới – thời hiện đại – mà những thay đổi sâu xa trong lãnh vực văn hóa đã tiên báo.




Để đánh giá hết tầm quan trọng của những thay dổi này, cần nhớ lại rằng từ thời Phục hưng cho đến cuôi thế kv XIX, những sản phẩm của nghệ thuật và của tri thức được xem như, không phải chỉ là những công trình tinh thần thuần túy, mà là những biếu thị trung thực (des représentations fidèles) của một thực tại hiện hữu. Có lẽ cái cơ chế theo đó những biểu thị này sinh ra sẽ là đối tượng cho những phân tích rất khác nhau, đôi khi phủ nhận tính tự nhiên của những biểu tượng này. Tuy nhiên, những ý tưởng hoài nghi chỉ là đơn lẻ và rời rạc. Đối với đa số những ai truy vấn về chúng, thì những ký hiệu của chúng ta là đáng tin cậy, ngôn ngữ của chúng ta là trung thực và tinh thần chúng ta giao hòa mỹ mãn với thế giới.

Thống trị trong thời gian dài, những xác tín này dần dần đánh mất địa vỊ thống trị kể từ 1880. Những vấii đề, cho tới lúc đó, bị đè nén, lại nổi lên mạnh mẽ. Những ký hiệu, có chăng một nền tảng bên ngoài tinh than của chúng ta? Những định luật chủ trì sự bài trí (agencement) của chúng phải chăng là những định luật duy nhất khả hữu? Liệu chúng có phản ánh diều gì khác hem những lựa chọn chủ quan hay những qui phạm văn hoá? Vì nhiều lý do khác nhau, các triết gia bắt đầu hoài nghi điều đó. Nhung nếu nhiều người bác bỏ kỳ vọng nói lên sự thật của ngôn ngữ, thì trái lại, họ đâm ra mê mẩn chính những ký hiệu trong khi mất đi sự trong suốt, chúng lại được lợi về chiều kích huyền nhiệm. Cơ chế của các biểu tượng, giờ đây đã trở thành đối tượng của những suy tư đầy tính khuynh đảo.

Đó là một cuộc khủng hoảng. Nhưng là một cuộc kliủng hoảng được xem như một tiến trình phong phú hóa, và trong tầm mức rộng rãi, như một cuộc giải phóng. Hay, nói một cách khác, như ta có thể hy vọng, đó là một cuộc khủng hoảng để trưởng thành?

Tác phẩm này của Remo Bodei là một Toàn cảnh, tương đối đầy đủ về hành trình tư tưởng của nhân loại trong thê kỉ hai mươi. Tất nhiên, một công trình loại này thì không bao giờ thực sự đầy đủ được. Thế nên Bodei đã bỏ qua một sô tên tuổi lớn như Karl Popper, Raymond Aron, Max Scheler, Gabriel Marcel… Để bố khuyết và để tránh cho bạn đọc khỏi ngỡ ngàng, người dịch mạo muội trích bố sung từ những nguồn khác, tất nhiên là cũng vắn tắt, để nguyên tác được hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra, ở cuối mỗi chương, để bớt đi vẻ khô khan của những diễn dạt thuần lý thuyết, người dịch cũng đưa vào một ít triết văn minh họa, tiêu biểu nhất mà cũng giản ước nhất.

Biên dịch tác phẩm này, chúng tôi mong muốn chia sẻ với các độc giả, nhất là đôi với các bạn trẻ, cơ hội nhận thấy rằng động từ “suy tư” có thế được chia ở các ngôi, các thì, các cách khác nhau như thế nào. Và để chúng ta, với Pascal, cùng khám phá lại cái phẩm giá bất khả chuyển nhiíợng của cây sậy suy tư rất đỗi diệu kỳ này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *