An là cuốn sách gây xúc động mạnh nhất Nhật Bản về tình người năm 2015 với một diện mạo vô cùng xinh đẹp.
Cuốn sách best seller: AN của tác giả đa tài Durian Sukegawa đã được đạo diễn nổi tiếng người Nhật Naomi Kawase chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 2015 với tựa đề AN. Cùng năm, bộ phim được công chiếu ở lễ khai mạc tại Liên hoan phim Cannes trong hạng mục Un Certain Regard Certain Regard. Cuối năm đó, bộ phim được phát hành tại Đức và thiết lập nên những kỉ lục phòng vé đáng tự hào. Cuốn tiểu thuyết cũng đồng thời được xuất bản bằng tiếng Đức vào năm 2016 và tạo được tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc với ố lượng bản in tiêu thụ khổng lồ.
An là một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn được viết bởi Durian Sukegawa kể về cuộc đời của những con người trong một xã hội Nhật Bản đương thời theo một cách không ngờ đến. Từ những cái cái chạm nhẹ diễn tả những mối liên hệ giữa những con người ở từng độ tuổi khác nhau, tới một bài học bất ngờ về định kiến, AN như thể là một câu chuyện cổ tích không thể nào quên về tình bạn vừa đắng chát vừa ngọt ngào.
Nằm trên một con hẻm bị lãng quên chạy dọc theo đường ray xe lửa, một cửa hàng Dorayaki nhỏ với tấm biển tìm người làm thuê treo phía trước. Sau bao nhiêu ngày anh chủ tiệm Sentaro ngóng chờ với niềm hy vọng dần mờ nhạt thì một ngày nọ Yoshii Tokue, một bà cụ ngoài 70 tuổi mang khuyết tật ở bàn tay đến xin làm. Ngạc nhiên trước hương vị ngon lành của món mứt đậu đỏ mà bà Tokue làm, Sentaro đã thuê bà và cửa hàng bắt đầu trở nên đắt khách. Một bà cụ Tokue với cuộc đời bị đóng kín bởi những định kiến, một Sentaro mất đi niềm tin vào cuộc sống. Hai con người với những tổn thương mang trong mình dần bước đến một cuộc sống mới với những giá trị mới. Một kết thúc sẽ khiến bất kỳ ai nghẹt thở bởi sự kỳ diệu và đẹp đẽ của đời người…
Bằng cách sử dụng cách thức làm bánh truyền thống của Nhật Bản – bánh dorayaki, Sukegawa đã khéo léo kể một câu chuyện rất đời và rất người về bản chất tự nhiên của định kiến và những con người bị định kiến bủa vây. Thêm vào đó là những câu chuyện lịch sử được tìm thấy qua những trang sách của AN, những khía cạnh văn hóa truyền thống của Nhật Bản được lồng ghép hiện lên thật chân thực và mang nét đặc trưng văn hóa riêng nơi nghề thủ công và chế biến thực phẩm được tôn vinh và lan tỏa tinh hoa ra khắp châu Á.
Cuốn sách này sẽ khiến bạn rơi lệ nhưng đồng thời cũng sẽ khiến bạn mỉm cười lấp lánh với những giá trị nhân văn sâu sắc. Một món quà ý nghĩa chắc chắn không thể bỏ lỡ trong mùa xuân – mùa của những khởi đầu mới. Hãy tìm đọc AN để tìm thấy những bình yên giữa thế gian hỗn loạn các bạn nhé !
cuốn sách gây xúc động mạnh nhất Nhật Bản về tình người năm 2015 với một diện mạo vô cùng xinh đẹp.
Cuốn sách best seller: AN của tác giả đa tài Durian Sukegawa đã được đạo diễn nổi tiếng người Nhật Naomi Kawase chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 2015 với tựa đề AN. Cùng năm, bộ phim được công chiếu ở lễ khai mạc tại Liên hoan phim Cannes trong hạng mục Un Certain Regard Certain Regard. Cuối năm đó, bộ phim được phát hành tại Đức và thiết lập nên những kỉ lục phòng vé đáng tự hào. Cuốn tiểu thuyết cũng đồng thời được xuất bản bằng tiếng Đức vào năm 2016 và tạo được tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc với ố lượng bản in tiêu thụ khổng lồ.
An là một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn được viết bởi Durian Sukegawa kể về cuộc đời của những con người trong một xã hội Nhật Bản đương thời theo một cách không ngờ đến. Từ những cái cái chạm nhẹ diễn tả những mối liên hệ giữa những con người ở từng độ tuổi khác nhau, tới một bài học bất ngờ về định kiến, AN như thể là một câu chuyện cổ tích không thể nào quên về tình bạn vừa đắng chát vừa ngọt ngào.
Nằm trên một con hẻm bị lãng quên chạy dọc theo đường ray xe lửa, một cửa hàng Dorayaki nhỏ với tấm biển tìm người làm thuê treo phía trước. Sau bao nhiêu ngày anh chủ tiệm Sentaro ngóng chờ với niềm hy vọng dần mờ nhạt thì một ngày nọ Yoshii Tokue, một bà cụ ngoài 70 tuổi mang khuyết tật ở bàn tay đến xin làm. Ngạc nhiên trước hương vị ngon lành của món mứt đậu đỏ mà bà Tokue làm, Sentaro đã thuê bà và cửa hàng bắt đầu trở nên đắt khách. Một bà cụ Tokue với cuộc đời bị đóng kín bởi những định kiến, một Sentaro mất đi niềm tin vào cuộc sống. Hai con người với những tổn thương mang trong mình dần bước đến một cuộc sống mới với những giá trị mới. Một kết thúc sẽ khiến bất kỳ ai nghẹt thở bởi sự kỳ diệu và đẹp đẽ của đời người…
Bằng cách sử dụng cách thức làm bánh truyền thống của Nhật Bản – bánh dorayaki, Sukegawa đã khéo léo kể một câu chuyện rất đời và rất người về bản chất tự nhiên của định kiến và những con người bị định kiến bủa vây. Thêm vào đó là những câu chuyện lịch sử được tìm thấy qua những trang sách của AN, những khía cạnh văn hóa truyền thống của Nhật Bản được lồng ghép hiện lên thật chân thực và mang nét đặc trưng văn hóa riêng nơi nghề thủ công và chế biến thực phẩm được tôn vinh và lan tỏa tinh hoa ra khắp châu Á.
Cuốn sách này sẽ khiến bạn rơi lệ nhưng đồng thời cũng sẽ khiến bạn mỉm cười lấp lánh với những giá trị nhân văn sâu sắc. Một món quà ý nghĩa chắc chắn không thể bỏ lỡ trong mùa xuân – mùa của những khởi đầu mới. Hãy tìm đọc AN để tìm thấy những bình yên giữa thế gian hỗn loạn các bạn nhé !
Tiệm bánh dorayaki Doraharu.
Sentaro suốt ngày dài cứ nhìn vào bàn nướng.
Từ đoạn đường dọc theo tuyến đường ray xe lửa cắt ngang một con hẻm, có cửa tiệm nằm ở khu phố chợ tên là “đường hoa anh đào”. Đó là một con đường có những tấm cửa cuốn đóng kín còn nổi bật hơn cả những cây anh đào trồng lác đác. Dù vậy không biết có phải vì bị hoa quyến rũ hay không mà vào mùa này lượng người qua lại dường như tăng lên chút ít.
Khi nhận ra có người phụ nữ cao tuổi đứng bên đường, Sentaro lập tức quay mắt nhìn vào cái bát anh đang dùng để nhào bột. Ở trước cửa tiệm có cây hoa anh đào. Khi hoa nở rộ, tựa như có một vùng mây trắng nhỏ xíu đang rực lên. Sentaro nghĩ chắc hẳn bà là người đến ngắm hoa.
Tuy nhiên, vào lần tiếp theo Sentaro ngẩng đầu lên, người phụ nữ đội nón màu trắng ấy vẫn đang đứng đó. Hơn nữa, bà dường như đang nhìn Sentaro chứ không phải ngắm hoa. Theo phản xạ tự nhiên, Sentaro gật đầu chào. Ngay lập tức, người phụ nữ ấy chầm chậm tiến lại gần cửa tiệm, trên khuôn mặt bà hiện lên nụ cười phảng phất sự gượng gạo.
Sentaro nhớ ra đã từng trông thấy bà. Vài ngày trước đây, người này đã đến cửa tiệm một lần với tư cách là khách hàng.
“Cái này,” bà đột nhiên chỉ tay vào tờ giấy dán ở cửa kính. Ngón tay bà cong như một cái móc. “Thực sự là không giới hạn tuổi tác sao?”
Bàn tay đang cầm cái sạn nhựa của Sentaro dừng lại.
“Bà hỏi cho ai, cháu bà phải không?”
Không hồi đáp lại, bà chỉ hấp háy một bên mắt.
Gió nổi lên. Cây anh đào rung rinh. Len qua khung cửa kính, những cánh hoa anh đào rơi xuống bàn nướng.
“À…” Bà ưỡn người về phía trước. “Tôi thì có lẽ không được phải không?”
“Hả?” Sentaro đáp lại bằng một câu hỏi. Bà đang chỉ ngón tay vào mũi mình.
“Tôi rất muốn thử làm công việc như thế này.”
Trong phút chốc, Sentaro bật cười mà không kịp cảm thấy rằng điều đó là thất lễ. “Bà bao nhiêu tuổi rồi?”
“Tôi tròn bảy mươi sáu tuổi.”
Phải trả lời lại như thế nào để không làm bà tổn thương đây. Trong lúc lựa lời, Sentaro đảo tới đảo lui cái sạn nhựa.
“Ừm… ở đây, thấp lắm. Bây giờ, chỉ có 600 yên.”
“Hả? Cậu nói gì cơ?”
Bà đặt bàn tay lên lỗ tai.
Sentaro khom người thấp xuống. Đây là tư thế mỗi khi anh đưa bánh dorayaki cho trẻ con hay người lớn tuổi.
“Ở đây trả lương theo giờ thấp lắm. Mặc dù cháu rất muốn thuê người phụ việc nhưng người có tuổi thì…”
“À. Cái này.”
Ngón tay cong của bà chỉ vào mấy chữ trên tờ giấy.
“Lương theo giờ có thể giảm phân nửa cũng được. Cậu trả tôi 300 yên cũng được.”
“300 yên?”
“Vâng,” từ bên dưới chiếc mũ, đôi mắt bà như mở to hơn.
“Không… quả thực là, cháu nghĩ không thể đâu. Xin lỗi. Mong bà thông cảm.”
“Tôi tên là Yoshii Tokue.”
“Hả?”
Không biết có phải vì lãng tai hay không mà người phụ nữ cao tuổi này đã hiểu nhầm gì đó rồi. Sentaro đan chéo hai tay trước ngực làm thành hình dấu X.
“Cháu thật sự xin lỗi.”
“Hả, vậy là?”
Yoshii Tokue cứ nhìn chằm chằm vào khuôn mặt Sentaro. Mắt trái và mắt phải của bà có hình dáng khác nhau.
“Đây là công việc lao động chân tay khá nhiều, vậy nên quả thực là…”
Yoshii Tokue há miệng như thể muốn nuốt cả không khí vào trong, bà đột nhiên chỉ tay về phía sau lưng mình.
“Cây anh đào này, ai trồng vậy nhỉ?”
“Hả?”
Hướng mặt về phía cây anh đào, Tokue lặp lại: “Cây anh đào này.”
Sentaro ngẩng lên nhìn những nhành hoa nở rộ sum sê.
“Ai nhỉ?”
“Phải có ai đó đã trồng chứ đúng không cậu?”
“Xin lỗi, cháu không phải là người lớn lên ở đây ạ.”
Khuôn mặt Tokue dường như còn muốn nói điều gì, nhưng khi nhìn Sentaro đã chỉnh lại tư thế cầm sạn nhựa, bà bước ra trước cửa kính chào tạm biệt anh: “Tôi sẽ đến đây nữa nhé!”
Bà đi về hướng ngược lại với nhà ga. Dáng đi của bà lóng ngóng tạo cảm giác như thể những khớp xương đã trở nên khô cứng. Sentaro thôi không nhìn bà nữa, anh quay trở lại việc nhào bột.
Mời các bạn đón đọc An của tác giả Durian Sukegawa & Kodaki (dịch).
Leave a Reply