Wilfred Graham Burchett (sinh ngày 16 tháng 9 năm 1911 tại Melbourne, Úc, mất ngày 27 tháng 9 năm 1983 tại Sofia, Bulgaria) là một phóng viên cánh tả nổi tiếng. Burchett từng tường thuật Chiến tranh thế giới thứ hai cho báo chí Anh. Ông cũng chính là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử, lúc thành phố còn đầy mùi bụi phóng xạ. Một trong những dòng chữ đầu tiên mà Burchett viết về sự kiện này là:

“    Tôi viết để cảnh báo thế giới    ”

Ông là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.




Burchett đã viết trên 40 cuốn sách trong cuộc đời. Ông qua đời vì bệnh ung thư năm 1983 tại Sofia, Bulgaria ở tuổi 72.

Ông là bác của nhà văn Stephanie Alexander.

***
Triết gia Anh Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) coi Wilfred Burchett là người đầu tiên lên tiếng thông báo cho dư luận phương Tây về cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Wilfred Burchett (1911 – 1983), nhà báo Australia nổi tiếng thế giới từ những thập niên 1940 và 1950, được mệnh danh là “Con sói cô độc”.




Australia đã từng coi Burchett là “kẻ thù số 1”, nhưng mới đây đã cho xuất bản cuốn Hồi ký của nhà báo nổi loạn: Tiểu sử tự thuật của Wilfred Burchett.

Burchett là nhà báo nói tiếng Anh đầu tiên chứng kiến và tường thuật hậu quả tang thương của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Trong tờ Daily Express của Anh ra ngày 6/9/1945, ông đã mô tả chi tiết sự khủng khiếp tại “bãi thử hạt nhân sống” với một động cơ rất đỗi đơn giản: “Tôi viết những dòng này để cảnh báo thế giới”.

Từ đó cho đến khi ông qua đời trong cảnh lưu vong năm 1983 ở Sofia (Bulgaria), Burchett đã dành toàn bộ thời gian để đề cập những gì diễn ra sau lằn ranh chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam.




Ông đã sống ở Liên Xô, Trung Quốc, Campuchia; bị chính quyền nước nhà coi là điệp viên KGB và kẻ thù số một của Australia. Cho nên sẽ không khó tin khi biết rằng Burchett có quan hệ thân thiết với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Trong chương “Chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất”, Burchett đã đề cập chi tiết cuộc gặp đầu tiên của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc tháng 3 năm 1954, ít lâu trước chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đánh bại thực dân Pháp.

Lúc đó mặc dù nhiều nguồn tin phương Tây tung tin Bác Hồ đã chết, nhưng Burchett vẫn quyết tâm tìm gặp bằng được.




Và hai tuần trước chiến dịch, Burchett đã hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phản công lớn mà người Pháp nói đến là gì?”.

Bác Hồ đặt ngược chiếc mũ trên bàn, đưa những ngón tay gầy guộc theo rìa bên ngoài của chiếc mũ và nói:

“Tình hình thế này. Đây là những ngọn núi nơi mà lực lượng chúng tôi đang chiếm giữ. Dưới kia là thung lũng Điện Biên Phủ. Đó là nơi đóng quân của người Pháp với những đội quân thiện nghệ nhất mà họ có tại Đông Dương. Họ sẽ không bao giờ rút ra ngoài”.




“Và đây chính là Stalingrad của Đông Dương?” – Burchett hỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: “Căn cứ vào điều kiện ở đây thì đúng như vậy. Nói khiêm tốn, thì đó là một điều gì đó giống như thế”.

Trong một chương đáng nhớ khác có tên gọi là “Lửa lại cháy ở Việt Nam” (Renewed Fires in Vietnam), Burchet đã chỉ ra rất đúng rằng chỉ sau vài năm nữa cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống lại chế độ Sài Gòn được Mỹ ủng hộ sẽ có kết cục tương tự, giống như những gì mà Việt Minh đã làm được trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ tay sai.

Theo ghi nhận của Burchett, Tết Mậu Thân 1968 là chiến dịch đỉnh cao trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai: Đó là một trong những kỳ tích chiến tranh cho đến thời điểm đó.




Cuộc đối đầu với người Mỹ chỉ là một ví dụ nữa trong cuộc kháng chiến lâu dài của người Việt chống lại giặc ngoại xâm: Hán, Nguyên – Mông, Pháp, Nhật, Mỹ.

Những người hiểu được lịch sử Đông Dương giống như Burchett có thể nhìn thấy kết cục chắc chắn của cuộc chiến là việc ký kết hiệp định hoà bình ở Paris ngày 27/1/1973.

Báo The Australian (Người Australia) ra ngày 3/12/2005 nhận xét: “Đọc những dòng hồi ức này, không ai không thể so sánh cuộc chiến của những người yêu nước Việt Nam với tình hình ở Iraq hiện nay. Trong cả hai trường hợp, ta có cảm giác người Mỹ bị mắc kẹt trong cuộc chiến không thể thắng nổi”.




Không có gì đáng ngạc nhiên, khi Washington thông qua Kissinger đã thử mời Burchett làm trung gian đàm phán giữa chính quyền Nixon với Hà Nội.

Năm qua, báo New York Post đã đăng tải cuộc điều tra chi tiết cho thấy, chính Kissinger đã trực tiếp ra lệnh làm ngơ quy định hạn chế phạm vi đi lại ở New York trong bán kính 40 km đối với Burchett.

Cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra trong phòng mạch của một bác sĩ bên bữa ăn sáng. Theo nhiều tờ báo, ngay cả những người ghét cay ghét đắng quan điểm chính trị của Burchett, cũng thừa nhận rằng ông là người có duyên một cách tuyệt đối.




Denis Warner – Thông tín viên lâu năm của tờ Herald Melbourne, một đối thủ của Burchet – đã dành những lời nồng ấm để nói về đối thủ của mình: “Một trong những tính cách kiệt xuất của ông ta là lòng quả cảm vĩ đại. Ông ta không bao giờ tính đến hiểm nguy nếu thấy cơ hội có tin. Ông là món quà tặng tuyệt vời đối với ngôn ngữ…”.

Nhân cách của Burchett, cuộc đời và sự nghiệp của ông còn được đề cập trong bộ phim tài liệu Kẻ thù số 1 của David Bradbury – Đạo diễn từng đoạt giải Oscar.

Ông nhận xét: “Burchett là người Australia vĩ đại. Ông yêu những người dân bình dị. Ông là người nhân ái. Ông thực sự tin rằng ngòi bút của ông phải được sử dụng vì mục tiêu tiến bộ xã hội”.
Wilfred Burchett viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng.
Trong những cuộc gặp tiếp theo với nhân cách vĩ đại này, sự ấm áp, giản dị, cách thể hiện rõ ràng xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp, và sự thấu hiểu trọn vẹn chủ đề khiến ta có ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Bất cứ ai được Hồ Chủ tịch tiếp đều bình luận về những phẩm chất ấy và cao hơn hết là cảm giác của họ ngay lập tức được “ở nhà” với Người”.
 

Mời các bạn đón đọc Hồi ký Wilfred Burchett của tác giả Winfred Burchett.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *