Tiểu thuyết Cuốn Sổ Lớn (Le Grand Cahier) được viết dưới hình thức một cuốn sổ ghi chép của hai cậu bé sinh đôi. Trong thời gian về miền quê để tránh chiến tranh, hai cậu bé tự học cách mô tả những sự kiện xảy ra chung quanh và ở chính mình. Hai cậu tập làm văn trên những tờ giấy rời. Khi nào viết được một bài hoàn chỉnh, thì hai cậu chép nó vào một cuốn sổ lớn. Các chương của cuốn tiểu thuyết chính là những bài tập làm văn ấy.
Hai cậu bé sinh đôi đã tự quy định cho mình một nguyên tắc hành văn như sau: “Les mots qui définissent les sentiments sont très vagues; il vaut mieux éviter leur emploi et s’en tenir à la description des objets, des êtres humains et de soi-même, c’est-à-dire à la description fidèle des faits.” [Những chữ định tính các xúc cảm thì rất mơ hồ. Tốt hơn nên tránh dùng chúng, và hãy chú tâm vào việc miêu tả các vật thể, con người, và chính mình, nghĩa là miêu tả trung thành các sự kiện.] (trang 34, chương “Nos études” [Việc học của chúng tôi])
Đó chính là cái bút pháp độc đáo của cuốn tiểu thuyết Le Grand Cahier: đơn giản và vô cảm. Mọi sự kiện đều được nhìn qua con mắt của hai đứa trẻ, ghi lại bằng ngòi bút của hai đứa trẻ, và không bị diễn dịch theo bất cứ một định kiến nào. Và chính vì thế, độc giả sẽ thấy cuộc sống bày ra tất cả những góc cạnh lạ lùng nhất của nó. Một điểm độc đáo khác: suốt cả cuốn tiểu thuyết, hai đứa trẻ sinh đôi luôn luôn có cái nhìn hoàn toàn đồng nhất, luôn luôn có hành động hoàn toàn đồng nhất, và luôn luôn phát ngôn hoàn toàn đồng nhất. “Chúng tôi”, chứ không bao giờ “tôi”. “Chúng tôi thấy”, “chúng tôi làm”, “chúng tôi nói”… Điều này có nghĩa là gì? Phải chăng đó là một ẩn dụ? Câu trả lời sẽ dần dần hiện ra trong hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo.
Hai cậu bé sinh đôi đã tự quy định cho mình một nguyên tắc hành văn như sau: “Les mots qui définissent les sentiments sont très vagues; il vaut mieux éviter leur emploi et s’en tenir à la description des objets, des êtres humains et de soi-même, c’est-à-dire à la description fidèle des faits.” [Những chữ định tính các xúc cảm thì rất mơ hồ. Tốt hơn nên tránh dùng chúng, và hãy chú tâm vào việc miêu tả các vật thể, con người, và chính mình, nghĩa là miêu tả trung thành các sự kiện.] (trang 34, chương “Nos études” [Việc học của chúng tôi] – tập 1 – Cuốn sổ lớn.)
* Đó chính là cái bút pháp độc đáo của bộ 3 cuốn tiểu thuyết của Agota Kristof: đơn giản và vô cảm. Mọi sự kiện đều được nhìn qua con mắt của hai đứa trẻ, ghi lại bằng ngòi bút của hai đứa trẻ, và không bị diễn dịch theo bất cứ một định kiến nào. Và chính vì thế, độc giả sẽ thấy cuộc sống bày ra tất cả những góc cạnh lạ lùng nhất của nó. Một điểm độc đáo khác: suốt cả cuốn tiểu thuyết, hai đứa trẻ sinh đôi luôn luôn có cái nhìn hoàn toàn đồng nhất, luôn luôn có hành động hoàn toàn đồng nhất, và luôn luôn phát ngôn hoàn toàn đồng nhất. “Chúng tôi”, chứ không bao giờ “tôi”. “Chúng tôi thấy”, “chúng tôi làm”, “chúng tôi nói”… Điều này có nghĩa là gì? Phải chăng đó là một ẩn dụ? Câu trả lời sẽ dần dần hiện ra trong hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo.
Bộ sách Twins Trilogy gồm có:
- Cuốn Sổ Lớn
- Bằng Chứng
- Lời Nói Dối Thứ Ba
Sydney, 14/08/2006
Tôi ngồi tù tại cái thành phố nhỏ thời thơ ấu. Không phải là một nhà tù thực sự, đó là một phòng giam trong ngôi nhà của cảnh sát địa phương, một tòa nhà hai tầng như biết bao những nhà khác của thành phố.
Phòng giam của tôi xưa kia là một xưởng giặt, cửa và cửa sổ trông ra sân. Những chấn song cửa sổ đã được gắn vào bên trong để cho không ai có thể chạm vào và đập vỡ kính. Một góc vệ sinh được che sau một cái riđô. Giáp với một bức tường, có một cái bàn và bốn cái ghế gắn chặt xuống đất, giáp với bức tường phía trước có bốn cái giường có thể gập xuống. Ba cái đã được gập.
Chỉ có một mình tôi trong phòng giam. Trong thành phố này có rất ít tội phạm, và khi có, người ta lập tức đưa đến thành phố bên, thủ phủ của vùng này cách đây hai mươi cây số.
Tôi không phải là tội phạm. Tôi ở đây là do giấy tờ của tôi không hợp lệ, hộ chiếu của tôi hết hạn. Với lại tôi cũng có nợ tiền.
Buổi sáng, người coi tù mang đến cho tôi bữa sáng, sữa, cà phê, bánh mỳ. Tôi uống chút cà phê rồi tôi đi tắm. Người coi tù ăn nốt bữa sáng của tôi và quét dọn phòng giam. Cửa để mở, tôi có thể ra sân nếu tôi muốn. Đó là một cái sân có tường cao phủ dây trường xuân và nho dại bao quanh. Đằng sau một bức tường, ở phía trái khi ra khỏi phòng giam là một cái hành lang có mái che của một trường học. Tôi nghe tiếng trẻ con cười, đùa, la hét trong giờ ra chơi. Khi tôi còn bé, trường học đã ở đó rồi, tôi nhớ, dù tôi không bao giờ đến trường, nhưng nhà tù thì hồi đó lại ở nơi khác, tôi cũng nhớ bởi vì tôi đã đến đó một lần.
Buổi sáng một giờ, và buổi tối một giờ, tôi đi bộ ngoài sân. Đó là thói quen tôi đã có từ thuở nhỏ, khi tôi mới lên năm, tôi đã buộc phải tập đi.
Điều này khiến người coi tù khó chịu, vì lúc đó tôi không nói và không nghe một câu hỏi nào.
Mắt nhìn xuống đất, tay chắp sau lưng, tôi bước đi, tôi đi vòng quanh dọc theo các bức tường. Mặt đất có lát đá, nhưng cỏ vẫn mọc giữa các kẽ đá.
Cái sân gần như vuông, chiều dài mười lăm bước, chiều rộng mười ba bước. Giả sử bước chân của tôi dài một mét thì diện tích cái sân là một trăm chín mươi lăm mét vuông. Nhưng chắc chắn bước chân của tôi ngắn hơn.
Giữa sân có một cái bàn tròn và hai cái ghế, và giáp với bức tường cuối vườn là một cái ghế dài bằng gỗ.
Ngồi xuống ghế dài đó tôi có thể nhìn thấy một phần lớn bầu trời thuở nhỏ của tôi.
Từ hôm đầu, bà chủ hiệu sách đã đến thăm tôi và mang đến cho tôi các đồ dùng cá nhân và một món xúp rau. Bà tiếp tục đến hàng ngày vào giờ trưa với món xúp rau của bà. Tôi bảo bà rằng ở đây tôi được nuôi dưỡng tốt, người coi tù mang đến cho tôi một ngày hai bữa đầy đủ từ nhà hàng trước mặt, nhưng bà ấy tiếp tục mang xúp đến. Tôi ăn một chút để giữ lễ, rồi tôi đưa cái xoong cho người coi tù ăn nốt.
Tôi xin lỗi bà chủ hiệu sách vì sự lộn xộn tôi đã để lại trong căn hộ của bà. Bà nói:
– Có quan trọng gì đâu. Tôi và con gái tôi đã dọn dẹp cả rồi. Chỉ có rất nhiều giấy. Tôi đã đốt những tờ giấy nhàu nát và những tờ ném vào sọt. Những tờ khác, tôi đã đặt lên bàn, nhưng cảnh sát đã đến và lấy đi.
Tôi im lặng một lát, rồi nói:
– Tôi còn thiếu bà hai tháng tiền nhà.
Bà ấy cười:
– Tôi đã đòi ông quá đắt cho căn hộ nhỏ đó. Nhưng nếu ông muốn thì ông có thể hoàn lại cho tôi khi ông được về. Có lẽ là sang năm.
– Tôi không nghĩ là sẽ về. Người được ủy thác của tôi sẽ thanh toán cho bà.
Bà ấy hỏi tôi có cần gì không, tôi nói:
– Có, tôi cần giấy và bút chì. Nhưng tôi không còn tiền.
– Đáng lẽ tôi đã phải tự nghĩ ra.
Hôm sau, bà ấy trở lại với món xúp, một gói giấy kẻ và nhiều bút chì.
Mời các bạn đón đọc Lời Nói Dối Thứ Ba của tác giả Agota Kristof.
Leave a Reply