Marx Nhà tư tưởng của cái có thể
Dịch : Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Tài Bách, Nguyễn Văn Dân, Xuân Đào, Nguyễn Chí Tình
Hiệu đính : Lại Văn Toàn, Nguyễn Chí Tình, Đỗ Tiến Đạt
Cuốn sách này mang lại cái mới.
Luận điểm cơ bản mà cuốn sách bảo vệ chắc hẳn đã được gợi ra ít nhiều kín đáo ở nơi này hay nơi khác. Ở đây trong cuốn sách này, nó được triển khai một cách đầy đủ hơn, có phương pháp hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết: Marx là một “tín đồ” của tự do cá nhân và tập thể.
Michel Vadée tham gia vào một cuộc tranh luận lý luận hiện đang rất sôi động, và được đấy lên do bối cảnh nhưng sự kiện thế giới đang gợi mở rất nhiều điều. Có mối quan hệ nào không giữa tư tưởng đích thực của Mar và những hậu quả thực tiễn, đa dạng và đáng ngờ mà người ta có tham vọng rút ra từ đấy? Vấn đề là xác lập hoặc xác lập lại, trong một cuộc tranh luận rối rắm, những gì mà Marx đã thực sự nói. Việc nghiên cứu một vấn đề riêng biệt, theo lối nói triết học, vấn đề “dạng thức” dẫn đến một sự diễn giải toàn bộ về các tác phẩm của Marx, Công việc thuộc phạm trù dạng thức này trong những nghiên cứu lý luận của Marx cho đến nay vẫn không được đánh giá đúng mức hoặc bị bỏ qua.
Dù người ta yêu Marx hay ghét Marx, dù người ta mong muốn khẳng định tính thời sự của ông hay thông báo sự loại bỏ ông, thì nhiệm vụ đầu tiên là phải cố gắng hiểu rõ Marx: tác giả chú ý uốn nắn những sai lầm phổ biến nhất trong số những người tán thành cũng như những người phản đối Marx, và ông làm điều đó bằng cách không ngừng tham khảo các văn bản gốc mà sự tiếp cận vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt đối với các bạn đọc Pháp vốn lệ thuộc vào những bản dịch thường rất tồi. Những người dịch Marx đôi lúc tiếp nhận không phê phán những lời giới thiệu chủ nghĩa Marx đã được ấn cho họ trước khi đọc bất cứ cái gì. Nhưng, để giải thích một số sai lầm, ắt hẳn cũng cần nêu ra khó khăn và những thay đổi của bản thân Marx, những điều băn khoăn hay những mâu thuẫn bề ngoài của ông. Ngôn từ của Vadée mang sắc thái bút chiến khi ông xem xét những diễn giải sai lầm hay lừa bịp về Marx. Ông không thừa nhận những cách nói mà theo ông là quá “khách quan chủ nghĩa” hay quá “chủ quan chủ nghĩa”. Thoát khỏi cái vỏ bọc của những lời bình luận xuyên tạc, lúc ấy triết học của Marx xuất hiện như một triết học về tự do bởi vì nó đã biết thừa nhận trước hết sự tồn tại và tính đa dạng phong phú của những cái có thể, những tình thế và hành động có thể trong đời sống xã hội và trong những quan hệ của con người với giới tự nhiên.
Như vậy, cuốn sách đi đến một sự phân tích tinh tế những loại hình khả năng khác nhau mà Marx phân định, cũng như quan hệ của chúng với những phạm trù chính của đời sống và của triết học: tính tất yếu, tính nhân quả, quyết định luận v….
Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của việc dựa vào khái niệm “khả năng” này là nêu rõ ảnh hưởng của Aristote và của Epicure đối với phương thức tư duy của Marx. Việc viện đến các nhà triết học Cổ Đại này cho phép bù trừ sự thái quá của thuyết tất yếu và chủ nghĩa duy tâm của Hegel, là người đã có ảnh hưởng rõ ràng doi voi Marx.
Nếu cái có thể hoặc “cái tự nở đóng một vai trò to lớn trong quan niệm của Mark về thế giới và về con người, như Vadée nhận định, thì lúc ấy người ta hiểu rõ hơn sự náo động và rối loạn của những nhà duy vật truyền thống đứng trước một học thuyết như vậy. Phải chăng nó vẫn còn xứng đáng với danh hiệu chủ nghĩa duy vật, và nếu vậy, xứng đúng trong những điều kiện nào? Vaéc không phải không biết cả tính trong đại lần tính cấp bách của một câu hỏi như vậy. Cuốn sách của ông đặt ra câu hỏi đó một cách vừa rõ ràng vừa hàm ẩn với tất cả sự sống động và bền bỉ. Trong khi đề xuất những giải đáp mới, ông gợi ra những tìm kiếm mới.
Như vậy những hữn khoăn và trí tuệ của người đọc đã được đánh thức và kích thích trước một công trình còn chưa đưa ra được hết mọi ý nghĩa của nó, và ở đây đang mà ra một trong những cuộc thâm nhập đầy hứa hẹn.
J.D’HONDT
Leave a Reply