Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.




Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.




Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.

Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh.

Truyện dài




  • Giữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
  • Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994.
  • Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986.
  • Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987.
  • Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995.
  • Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989.
  • Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
  • Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990.
  • Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990.
  • Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990.
  • Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993.
  • Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008.
  • Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009.
  • Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009.
  • Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ
  • Vua Mèo
  • Nữ Quái
  • Dù Đến Rồi Đi
***

Lần này con chim khách lại đến đậu ngay trên tấm bia của ngôi mộ trước sân nhưng ông lão vẫn ngồi uống rượu một mình trong buổi xế chiều. Tóc ông đã bạc trắng và tròng mắt ông ánh lên vẻ sáng màu da cam rực rỡ của hoàng hôn.

Cái màu ấy cũng ánh lên trong chén rượu và phảng phất một chút trên những sợi tóc trắng. Ông lão nhìn con chim khách. Hơi men làm cho nắng phía sau tự nhiên rực rỡ hơn, giống như một đám cháy rừng. Hàng tre, ngọn cây thấp thì đen kịt trong cái nền sáng rực rỡ ấy.

Con chim khách ngó nghiêng vào nhà. Nó đang ngắm ông như đã từng ngắm ông trong nhiều buổi hoàng hôn như thế. Nó hiểu ông không làm gì nó và dường như nó còn hiểu được cả sự cô độc của ông mỗi lần thấy ông ngồi một mình với chai rượu trắng. Chỗ con chim đứng không cao hơn đám cỏ may bao nhiêu, cái đuôi của nó quét trên những bông cỏ may màu tím than gợn lên như sóng.




Khi mặt trời hạ xuống một tí nữa thì cả vạt cỏ may ấy bỗng rực lên như lửa cháy. Không biết trên bông cỏ may có cái gì lấp lánh mà phản chiếu nắng xế một cách rực rỡ.

Ðột nhiên những ngôi mộ xung quanh đó sáng lên. Bông cỏ may cứ lung linh như những ngọn nến chập chờn làm con chim phải quay lại. Dường như mỗi chiều nó đều đến đậu nơi đó để xem lửa cháy trên những bông cỏ cao này, hoặc có thể nó tưởng đó là lúc hoa nở. Còn ông lão thì lại cứ tưởng rằng rượu đã làm cho mình hoa mắt lên. Con chim khách vẫn chưa bay đi, nó xoay trở một lúc rồi kêu lên mấy tiếng.

Ông lão uống hết chén rượu, ngó ra cái lối mòn giữa nghĩa trang có vẻ như chờ một người khách nào đó sẽ đến nhưng vẫn không thấy ai cả. Một con chồn nhỏ từ trong bụi gai chạy ra loanh quanh tìm mồi rồi lại chạy vào bụi gai. Con sóc thì bạo dạn hơn một chút. Nó chuyển từ cành me xuống và leo lên bàn ông cướp mấy hạt đậu phộng, đứng nhâm nhi nơi đó, cũng không đến nỗi hấp tấp lắm. Lão già vẫn thường cho nó ăn những hạt đậu phộng như thế mỗi chiều. Con vật có đôi mắt đen tuyền, có cái đuôi xù đẹp. Nó đứng nơi mép bàn và có lúc nó cũng ngừng nhai để nhìn ông lão. Ánh hoàng hôn trong mắt ông làm nó chú ý, nó nhìn không chớp. Ông ngửa bàn tay thô kệch của mình ra mặt bàn và nói:

– Hãy leo lên đi! Leo lên đi, con!

Mời các bạn đón đọc Người Tình Cũ của tác giả Đào Hiếu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *